11/01/2025

Đà Nẵng vẫn dẫn đầu, TP.HCM tụt hạng năng lực cạnh tranh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 (PCI 2016) được công bố sáng 14-3 ghi nhận chi phí không chính thức có giảm nhưng môi trường pháp lý chưa an toàn là trở ngại chính với doanh nghiệp.

Đà Nẵng vẫn dẫn đầu, TP.HCM tụt hạng năng lực cạnh tranh

 
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2016 (PCI 2016) được công bố sáng 14-3 ghi nhận chi phí không chính thức có giảm nhưng môi trường pháp lý chưa an toàn là trở ngại chính với doanh nghiệp.
 
 
Đà Nẵng vẫn dẫn đầu, TP.HCM tụt hạng năng lực cạnh tranh
Buổi công bố báo cáo PCI 2016 sáng 14-3. Ảnh: L. Thanh

Phòng thương mại và công nghiệp VN (VCCI) đã chính thức công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016. 

Đà Nẵng tiếp tục khẳng định vị trí đứng đầu trong số 63 tỉnh thành phố của VN trong khi TP.HCM tụt hạng.

Chi phí không chính thức có giảm

Ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban Pháp chế VCCI cho rằng thông qua PCI, các tỉnh có thể so sánh với nhau, thay vì trước kia mỗi tỉnh thường nhìn vào mình, thường thấy luôn tiến bộ.

Theo ông Tuấn, kết quả PCI cho thấy chất lượng điều hành kinh tế của các tỉnh, thành phố tiếp tục được cải thiện. So với năm 2015, đã có những chuyển biến tích cực. Như doanh nghiệp cho biết có giảm chi phí không chính thức, đăng ký doanh nghiệp thuận lợi hơn.

Tuy nhiên theo phản ánh của doanh nghiệp, gánh nặng khi thực hiện thủ tục hành chính, tiếp cận đất đai chưa thuận lợi và môi trường pháp lý chưa an toàn vẫn là những trở ngại chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo PCI, ông Tuấn cho biết triển vọng kinh doanh tiếp tục khởi sắc trong năm 2016. Cụ thể, 65% doanh nghiệp hoạt động có lãi, đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm qua.

Lần đầu tiên trong vòng 12 năm qua, quy mô vốn trung bình của doanh nghiệp đã tăng đến mức cao nhất, trung bình là 18,1%, gấp đôi so với quy mô năm 2006.

TP.HCM tụt hạng

PCI 2016 còn chứng kiến sự đổi ngôi của Quảng Ninh và Đồng Tháp. Theo đó, Quảng Ninh đã vượt qua Đồng Tháp để giữ vị trí số 2 của bảng xếp hạng năm nay.

Đà Nẵng vẫn dẫn đầu, TP.HCM tụt hạng năng lực cạnh tranh
30 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016 dẫn đầu

Bất ngờ lớn nhất là sự quay trở lại ấn tượng của Bình Dương trong nhóm 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng.

TP.HCM năm nay xếp ở vị trí thứ 8 (61,72 điểm), tụt hạng 2 bậc so với năm 2015 và vẫn ở trong nhóm Tốt của bảng xếp hạng.

Hà Nội xếp ở vị trí thứ 14 (60,74 điểm), cải thiện được 10 bậc so với thứ hạng năm ngoái và lần đầu tiên lọt vào nhóm Tốt trong 12 năm công bố PCI.

Đà Nẵng vẫn dẫn đầu, TP.HCM tụt hạng năng lực cạnh tranh
20 tỉnh, thành có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2016 ở phía cuối bảng xếp hạng

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Báo cáo PCI là tiếng nói của doanh nghiệp nhằm đánh giá các nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh của các tỉnh, thành phố. Cùng với đó, doanh nghiệp ngày càng thể hiện vai trò là đối tác, khách hàng của chính quyền địa phương.

Thực tế sau 12 năm triển khai, điểm khiến PCI ngày càng trở nên quan trọng hơn đó là nói nên tiếng nói thật, trung thực của các doanh nghiệp.

11.600 doanh nghiệp đánh giá

Bảng xếp hạng PCI dựa vào thông tin phản hồi từ 11.600 doanh nghiệp, trong đó có trên 10.000 doanh nghiệp dân doanh đang hoạt tại 63 tỉnh thành phố và gần 1.600 doanh nghiệp FDI hoạt động tại 14 tỉnh thành.

Ông Đặng Minh Trường, tổng giám đốc SUNGROUP:

Cần đầu tư sản phẩm du lịch ít phụ thuộc thời tiết 

Là nhà đầu tư mảng du lịch, giải trí, chủ trương lựa chọn dịch vụ – du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn là hướng đi quan trọng và đúng đắn giúp Đà Nẵng tận dụng, phát huy tối đa lợi thế đặc trưng để phát triển đột phá, trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn trong ngoài nước, một thị trường kinh tế phát triển nhanh, mạnh, hấp dẫn đầu tư hàng đầu Việt Nam.

Tôi cho rằng để tiếp tục đưa ngành du lịch phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, Đà Nẵng cần tập trung: đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch theo hướng là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp. 

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Đà Nẵng cần đầu tư sản phẩm du lịch ít phụ thuộc vào thời tiết (tâm linh, MICE), du lịch giải trí mới ứng dụng công nghệ cao, không lệ thuộc vào lợi thế tự nhiên sẵn có, giúp hấp dẫn dòng khách lớn quanh năm.

TP cũng cần có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bài bản, bền vững. Song, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng du lịch đang nhanh và mạnh, cơ sở hạ tầng và lưu trú cần được đầu tư mạnh mẽ hơn nữa. M

ột địa phương hội tụ đủ các điều kiện phát triển du lịch về sản phẩm, chất lượng, văn hoá dịch vụ và hạ tầng hiện đại chắc chắn là điểm đến đầu tư luôn được các tập đoàn kinh tế lớn hướng đến. (V.HÙNG ghi)

L.THANH