Chọn ngành học theo sở thích hay tính cách?
Sáng 5-3, hàng chục ngàn học sinh đến từ khắp các trường THPT khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đến tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2017 tại Trường ĐH Cần Thơ.
Chọn ngành học theo sở thích hay tính cách?
Sáng 5-3, hàng chục ngàn học sinh đến từ khắp các trường THPT khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã đến tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2017 tại Trường ĐH Cần Thơ.
40.000 học sinh tại các trường THPT tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
Ngày hội do Bộ GD-ĐT, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Sở GD-ĐT TP Cần Thơ, Trường ĐH Cần Thơ tổ chức với sự đồng hành của VinGroup.
Phát biểu khai mạc ngày hội, ông Lê Thế Chữ, phó tổng biên tập phụ trách Báo Tuổi Trẻ, chia sẻ: “Đây là thời điểm quyết định tương lai của các em. Ngày hội này là cơ hội tốt để các em được tiếp cận với những thông tin cập nhật nhất, chính xác nhất. Các em có cơ hội gặp gỡ các thầy cô trong ban tư vấn, tiếp xúc trực tiếp với các trường để được tư vấn, giải đáp cặn kẽ những băn khoăn, vướng mắc. Mong rằng các em có đầy đủ thông tin để quyết định đúng đắn con đường hướng tới tương lai của mình”.
Ông Lê Thế Chữ, phó tổng biên tập phụ trách báo Tuổi Trẻ, phát biểu khai mạc Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
Ông Hà Hữu Phúc, vụ trưởng, giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, đánh giá suốt 15 năm qua Báo Tuổi Trẻ luôn cùng Bộ đồng hành với thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh trên mọi miền tổ quốc. Công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn mùa thi của báo ngày một chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, đã được các thầy cô giáo, các sở GD-ĐT, các em học sinh ghi nhận. Những ngày gần đây Bộ phối hợp với báo để năm 2017 báo có lộ trình tư vấn không chỉ có ở TP.HCM và miền Tây mà còn có ở những vùng xã xôi như Tây Bắc – nơi mà học sinh rất thiếu thông tin thi cử, tuyển sinh và hướng nghiệp.
“Bộ GD-ĐT ghi nhận công lao của báo Tuổi Trẻ trong suốt thời gian qua tiếp tục đồng hành cùng thầy cô giáo, phụ huynh và các em học sinh để truyền tải thông tin chính xác, nhanh nhất tới các em học sinh ở mọi miền đất nước.
Năm nay quy chế thi phổ thông quốc gia, quy chế tuyển sinh thay đổi nhiều. Bên cạnh đó, công tác hướng nghiệp các trường phổ thông đã làm, nhưng các em vẫn rất băt khoăn lựa chọn ngành nào phù hợp hoàn cảnh và năng lực của mình. Hi vọng hội đồng tư vấn, các thầy cô sẽ truyền tải thông tin bổ ích cho các em”, ông Phúc gửi gắm.
TS Hà Hữu Phúc, Vụ trưởng, giám đốc Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM, tại ngày hội – Ảnh: Trần Huỳnh |
Ông Võ Thành Thống, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, cũng đánh giá Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp do báo Tuổi Trẻ tổ chức là cơ hội tốt giúp các em học sinh, các bậc phụ huynh được trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp; được giải đáp kịp thời các thắc mắc, nguyện vọng liên quan quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT; cũng như cập nhật những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia và việc lựa chọn, xét tuyển vào các trường ĐH – CĐ, từ đó giúp các em nhận diện các nhóm ngành nghề, được tư vấn chuyên sâu, gỡ rối hướng nghiệp, sức khỏe mùa thi, cách thức ôn thi đạt hiệu quả… Có như vậy, các em mới có bước chạy đà tốt nhất cho kỳ thi sắp tới và những dự định nghề nghiệp trong tương lai.
Ông Võ Thành Thống, chủ tịch UBND TP Cần Thơ, phát biểu tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, đang tư vấn cho học sinh – Ảnh: Thuỳ Trang |
Chọn ngành theo tính cách hay theo sở thích?
Bạn Đặng Tấn Lộc, học sinh trường THPT Lý Tự Trọng (TP Cần Thơ), đặt câu hỏi khi chọn ngành nên lựa chọn theo tính cách hay theo sở thích cá nhân?
TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, phó giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chia sẻ từ kinh nghiệm cá nhân trong cuộc sống, chọn ngành trước tiên phải theo sở thích, vì khi đã thích thì mới theo đuổi được.
“Bản thân nên nhìn vào xã hội để thấy mình muốn trở thành người như thế nào, rồi xem lại khả năng học của mình có thể ứng với ngành nào. Lúc đó lựa chọn ngành sẽ chọn được ngành thực sự phù hợp, chứ đùng học một hai năm lại không thấy thích nữa thì rất mất thời gian”, cô Hạnh nói.
Các nhóm ngành công an, quân đội luôn thu hút sự quan tâm của nhiều thí sinh tương lai. Tổ tư vấn của hai ngành được nhiều bạn học sinh vây quanh đặt câu hỏi liên tục – Ảnh: Sơn Lâm |
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh thành phố (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Hậu Giang, An Giang và thành phố Cần Thơ) với tổng số dân các tỉnh trong vùng khoảng 18 triệu người. Qua nhiều số liệu thống kê, vùng ĐBSCL vẫn luôn bị đánh giá là “vùng trũng về giáo dục đào tạo” của cả nước với nhiều chỉ số như có tỉ lệ bỏ học cao nhất nước, đầu tư cho giáo dục đào tạo thấp, hệ thống trường lớp chưa phát triển như các vùng miền khác…. Nếu Đồng bằng sông Hồng chỉ khoảng hơn 300 ngàn người dân là có một trường đại học và bình quân chung cả nước là khoảng 400 ngàn người dân thì vùng ĐBSCL lại đến 1 triệu người dân mới có được một trường đại học. Điều này cho thấy năng lực đào tạo vùng ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của khu vực. Tỷ lệ giảng viên có trình độ sau đại học… của các trường ĐH trong khu vực ĐBSCL cũng còn quá thấp so với các vùng miền khác. Hiện trong khu vực ĐBSCL có 43 trường đại học, cao đẳng (gồm 17 trường đại học và 26 trường cao đẳng), quy mô sinh viên chính quy của vùng khoảng 140 ngàn sinh viên (trong đó đại học là gần 90 ngàn sinh viên và cao đẳng là gần 50 ngàn sinh viên), tăng khoảng 10% so với 5 năm trước đây, nhưng vẫn còn khá ít nếu so với các khu vực khác. Riêng thành phố Cần Thơ với vai trò “Tây Đô” có 5 trường Đại học, 1 phân viện Đại học Kiến trúc, Học viện Chính trị Hành chính khu vực IV, 5 trường cao đẳng và phân hiệu trường cao đẳng kinh tế đối ngoại TP. HCM, 12 trường trung cấp chuyên nghiệp và 73 cơ sở dạy nghề, với hơn 5.000 giảng viên chiếm 70% so với toàn vùng, quy mô đào tạo cũng chiếm hơn 70% so với toàn vùng, trong đó đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh khu vực ĐBSCL chiếm trên 50%, hàng năm có hơn 14.000 sinh viên tốt nghiệp… Tiềm năng nguồn nhân lực của ĐBSCL rất lớn. Hàng năm số học sinh kết thúc chương trình THPT khá lớn, chiếm xấp xỉ khoảng 15% tổng số học sinh của cả nước. Qua 2 kỳ thi THPTQG được siết chặt kỷ cương nhưng số liệu thống kê của năm 2015 và 2016 cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp THPT ở nhiều tỉnh ĐBSCL cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tuy nhiên, nếu như nhiều tỉnh có số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp ở mức rất cao như Sóc Trăng, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ (chiếm hơn 40% tổng số thí sinh), thì ngược lại ở một số tỉnh, tỉ lệ này lại ở mức khá thấp như Long An, Tiền Giang (chỉ xấp xỉ khoảng 5%). Nghịch lý hiện nay là dù số lượng thí sinh tốt nghiệp THPT hàng năm rất nhiều (ước khoảng hơn 100 ngàn/năm) lớn hơn nhiều so với tổng chỉ tiêu tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trong khu vực (ước khoảng 35 ngàn), nhưng nhiều trường ĐH trong khu vực vẫn tuyển không đủ, nhất là các trường lân cận với thành phố Hồ Chí Minh như Long An, Tiền Giang,… Do vậy việc nâng cao chất lượng và mở những ngành đào tạo đáp ứng được nhu cầu tìm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp là điều cấp thiết để thu hút được nhiều học sinh sau THPT vào các trường ĐH, CĐ trong khu vực. |
Ca sĩ Thanh Duy thể hiện các ca khúc sôi động trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
Học sinh tham dự ngày hội – Ảnh: Hữu Khoa |
Học sinh tham dự ngày hội – Ảnh: Hữu Khoa |
Gần 40.000 học sinh tại các trường THPT tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
TS Sái Công Hồng, phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD-ĐT, đang tư vấn tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 tại Cần Thơ – Ảnh: Hữu Khoa |
Nhiều gian hàng lồng ghép việc tư vấn bằng các trò chơi, thu hút đông đảo các bạn tham gia – Ảnh: SƠN LÂM
Nhiều bạn trẻ đã tìm đến gian hàng của ĐH Nam Cần Thơ để được GS Võ Tòng Xuân (hiệu trưởng) được tư vấn. Nhiều câu hỏi liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp đã được GS Xuân giải đáp tận tình, dù trường đại học mà ông đang làm hiệu trưởng không có khoa nông nghiệp. GS Võ Tòng Xuân cho biết ngoài quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nhiều bạn trẻ tìm đến nhờ GS chỉ giúp học trường nào để có thể chế tạo ôtô, chế tạo… máy bay. Trong ảnh: GS Võ Tòng Xuân nhận nhiều câu hỏi của các bạn trẻ – Ảnh: Tiến Trình |
Tại gian hàng Trường ĐH Giao thông vận tải phân hiệu TP.HCM trình diễn mô hình tay máy robot và máy khắc laser gây ngạc nhiên cho nhiều bạn học sinh. “Đó là sản phẩm của sinh viên khi theo học các ngành như kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điện – điện tử, kĩ thuật điều khiển và tự động hóa”, thầy Lê Bằng Tuấn, giảng viên khoa Điện tử, cho biết – Ảnh: Lan Ngọc |
Ông Xavier Moulinot, giảng viên trường ĐH Toulouse 1 Capitole, hiện đang làm việc tại Trung tâm ĐH Pháp – ĐH Quốc gia TP.HCM, nhiệt tình tư vấn cho học sinh muốn học tại Việt Nam nhưng được cấp bằng quốc tế khi theo học các ngành như luật, kinh tế và quản lí – Ảnh: LAN NGỌC |
Biển người tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Hữu Khoa |
Biển người tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh – Ảnh: Hữu Khoa |
Các em học sinh lắng nghe ban tư vấn tuyển sinh giải đáp – Ảnh: Hữu Khoa |
Em Nguyễn Thái Dương – THPT Cái Tắc tỉnh Hậu Giang đặt câu hỏi cho ban tư vấn – Ảnh: Hữu Khoa |
Các em học sinh phấn khởi tham gia chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 – Ảnh: Hữu Khoa |
Tại các giang hàng dày đặc học sinh nghe hướng dẫn – Ảnh: Hữu Khoa |
Khu vực các gian hàng có hàng nghìn thí sinh tham gia tại chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2017 – Ảnh: Hữu Khoa |