29/11/2024

Mỹ tăng cường hạm đội đến Biển Đông

Lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2, Hạm đội 3 hùng mạnh của Mỹ trực tiếp chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay tuần tra ở Biển Đông.

 

Mỹ tăng cường hạm đội đến Biển Đông

Lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2, Hạm đội 3 hùng mạnh của Mỹ trực tiếp chỉ huy nhóm tác chiến tàu sân bay tuần tra ở Biển Đông.



Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson hoạt động tại Biển Đông /// Hải quân Mỹ

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson hoạt động tại Biển ĐôngHẢI QUÂN MỸ

Theo thông cáo của Hải quân Mỹ ngày 3.3, nhóm tác chiến tàu sân bay số 1 (CSG1) thuộc Hạm đội 3 vào sáng 2.3 đã có đợt hoạt động mới ở Biển Đông trong khuôn khổ chiến dịch tuần tra khu vực bắt đầu từ giữa tháng 2. Đội tàu này bao gồm tàu sân bay USS Carl Vinson, tuần dương hạm USS Lake Champlain cùng 2 tàu khu trục USS Wayne E.Meyer và USS Michael Murphy.
Giới chức Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ cho biết việc CSG1 hiện diện tại vùng hoạt động phi truyền thống của mình nằm trong chương trình thử nghiệm mang tên “Hạm đội 3 tiến lên”, nhằm phối hợp sức mạnh giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 tại tây Thái Bình Dương. Đáng chú ý là nhiệm vụ của CSG1 lần này do Hạm đội 3 trực tiếp chỉ huy chứ không chịu sự điều phối của Hạm đội 7.
Hạm đội 3, cảng nhà tại TP.San Diego (California), sở hữu tổng cộng khoảng 100 tàu, trong đó có tới 4 tàu sân bay, 30 tàu ngầm, và hơn 400 máy bay. Hạm đội 7, đóng tại Yokosuka (Nhật Bản), có 50 – 70 tàu chiến, bao gồm 1 tàu sân bay và 140 máy bay.
Phá vỡ thông lệ
Theo chuyên trang Global Security, Hạm đội 3 lâu nay chuyên phụ trách khu vực đông và bắc Thái Bình Dương tính từ Đường đổi ngày quốc tế (IDL), đường tưởng tượng từ cực bắc đến cực nam chia dọc Thái Bình Dương. Trong khi đó, Hạm đội 7 có phạm vi hoạt động căng rộng từ Biển Đông đến IDL.
Hiện nay, khu vực này được đánh giá là có vai trò năng động bậc nhất trong kinh tế, giao thương hàng hải và địa chiến lược của thế giới nhưng lại đang chứng kiến nhiều biến động khó lường về an ninh vì những diễn biến đáng quan ngại ở Biển Đông cũng như tình hình biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên.
Vì thế, ngay từ tháng 9.2015, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Scott Swift đề xuất xoá bỏ ranh giới hoạt động của 2 hạm đội để tận dụng sức mạnh tổng hợp ngăn chặn nguy cơ bất ổn đang gia tăng. Sau đó, giới chức Mỹ bắt đầu thực thi thử nghiệm “Hạm đội 3 tiến lên” theo từng bước để thăm dò khả năng kết hợp sức mạnh.
Tháng 6.2016, Hạm đội 3 triển khai nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C.Stennis tuần tra đến Biển Đông trong gần 3 tháng và diễn tập chung với hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hạm đội 7. Khi đó, hoạt động của tàu USS John C.Stennis và các tàu thuộc Hạm đội 3 khác vẫn do Hạm đội 7 chỉ huy. Tháng 10 cùng năm, chương trình được nâng lên một bước khi Hạm đội 3 ra lệnh cho khu trục hạm USS Decatur tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa nhằm duy trì tự do hàng hải và thách thức “tuyên bố chủ quyền quá đáng” của Trung Quốc, theo nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.
Đến nay, sự hiện diện của nhóm tàu CSG1 đánh dấu bước tiến mới nhất của “Hạm đội 3 tiến lên” khi lần đầu tiên từ sau Thế chiến 2, hạm đội này trực tiếp điều phối nhóm tác chiến tàu sân bay ở Biển Đông. Tờ The San Diego Union-Tribune dẫn lời chỉ huy nhóm tàu USS Carl Vinson, Chuẩn đô đốc James Kilby, cho hay ông nhận lệnh trực tiếp từ Tư lệnh Hạm đội 3 Nora Tyson.
Mỹ tăng cường hạm đội đến Biển Đông - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông

Tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ ngày 18.2 bắt đầu chuyến tuần tra thường lệ tại Biển Đông.
“Gửi một thông điệp”
Đợt tuần tra đang diễn ra của hải quân Mỹ tại Biển Đông cũng đánh dấu lần đầu tiên Mỹ điều tàu sân bay đến khu vực kể từ khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống hồi tháng 1, và được xem là bằng chứng cho thấy Washington quyết tâm triển khai 2 hạm đội cùng “canh chừng” tây Thái Bình Dương. “Chương trình “Hạm đội 3 tiến lên” đang diễn ra rất thuận lợi”, Chuẩn đô đốc James Kilby khẳng định với The San Diego Union-Tribune.
Ông nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai lực lượng đến đây và muốn gửi một thông điệp tới các bạn bè và đồng minh về sự hiện diện của Mỹ trong khu vực. Dù có nhiều thay đổi tại Mỹ nhưng chúng tôi vẫn sẽ giữ cam kết của mình và góp phần bảo đảm an ninh. Chúng tôi muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác thông qua các cuộc tập trận”.
Cũng trong ngày 3.3, Yonhap dẫn một số nguồn tin cho hay sau khi kết thúc nhiệm vụ tại Biển Đông, USS Carl Vinson sẽ đến Hàn Quốc vào giữa tháng này để tham gia cuộc tập trận chung thường niên Mỹ – Hàn. Ngoài ra, trong thời gian sắp tới, Hạm đội 3 sẽ tiếp tục triển khai thêm 2 khu trục hạm để gia nhập nhóm tác chiến tàu sân bay này ở tây Thái Bình Dương.
Tổng thống Trump muốn Mỹ có 12 tàu sân bay
Phát biểu trên siêu tàu sân bay sắp hoàn thiện USS Gerald R.Ford ở TP.Newport News (bang Virginia) ngày 2.3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông muốn hải quân sở hữu 12 hàng không mẫu hạm, tăng 2 tàu so với hiện nay, theo Reuters. Chủ nhân Nhà Trắng cũng nhấn mạnh ông sẽ tăng cường thêm nhiều tàu chiến và máy bay cho quân đội để “triển khai sức mạnh ở những khu vực xa xôi”.
Hồi năm 1945, thời điểm vừa kết thúc Thế chiến 2, hải quân Mỹ sở hữu số tàu cao nhất trong lịch sử là 6.768 chiếc. Con số này giảm dần và cho đến nay còn 275 tàu. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố sẽ gia tăng số lượng tàu hải quân lên 350 chiếc.

 

Văn Khoa