04/01/2025

‘Giải cứu’ nông sản Việt

Để “giải cứu” chuối Đồng Nai không bán được do thương lái Trung Quốc ngưng mua, Hội Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp phát động chương trình “Sáng tạo cho nông sản Việt”.

 

‘Giải cứu’ nông sản Việt

Để “giải cứu” chuối Đồng Nai không bán được do thương lái Trung Quốc ngưng mua, Hội Sinh viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp phát động chương trình “Sáng tạo cho nông sản Việt”.



Nhiều sinh viên đã thực hiện chiến dịch “giải cứu” chuối ở Đồng Nai trong những ngày qua  /// Ảnh: Nữ Vương

 

Nhiều sinh viên đã thực hiện chiến dịch “giải cứu” chuối ở Đồng Nai trong những ngày quaẢNH: NỮ VƯƠNG

Đây là việc làm hết sức thiết thực, nhằm tạo ra giải pháp căn cơ cho nông sản Việt.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nhấn mạnh: “Chương trình tìm kiếm những ý tưởng đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến, nuôi trồng, mô hình kinh doanh… và tất cả những ý tưởng này sẽ được ươm mầm khởi nghiệp. Đây là cơ hội để sinh viên phát huy óc sáng tạo phục vụ cộng đồng mà cụ thể là người nông dân vốn đang gặp rất nhiều khó khăn cho vấn đề đầu ra của nông sản”.
'Giải cứu' nông sản Việt - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Người trẻ ‘giải cứu’ chuối cho nông dân

Sau khi thương lái ngưng mua chuối già hương để xuất đi Trung Quốc, nhiều nông dân đã bỏ vườn mặc cho chín rục. Hội LHTN VN tỉnh Đồng Nai đã vào cuộc, “giải cứu” cho nông dân.
Thạc sĩ Sơn cũng cho biết thêm tất cả mọi ý tưởng của sinh viên liên quan đến những vấn đề trên đều được chào đón, những ý tưởng có tính khả thi sẽ được các doanh nghiệp đầu tư và những ý tưởng chưa khả thi sẽ được các nhà khoa học, các chuyên gia tiếp tục ươm mầm.
Đoàn Công Duy, sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật hóa học, đã thức trắng nhiều đêm liền để hình thành ý tưởng về chế biến thành phẩm tinh bột chuối nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của bà con nông dân hiện nay và tạo đầu ra ổn định cho loại nông sản này.
 
 
Tất cả các ý tưởng của sinh viên vẫn tiếp tục được chào đón từ nay đến hết ngày 31.3. Sinh viên nào có ý tưởng muốn đăng ký tham gia, xem chi tiết thông tin về chương trình tại địa chỉ https://www.facebook.com/sang.tao.cho.nong.san.Viet.
 

“Chuối chứa tinh bột phản tính (resistant starch), là dạng chất xơ hòa tan quan trọng nhất trong chế độ ăn. Chất xơ hoà tan này không được tiêu hoá trong ruột non nhưng được hấp thu chậm hơn ở đoạn dưới của ống tiêu hóa nơi nó được lên men bởi các vi khuẩn ở đại tràng để cung cấp năng lượng lâu dài. Tinh bột phản tính trong chuối không giống các loại tinh bột khác, cấu trúc hoá học khiến nó không làm tăng đường huyết, do đó không làm tăng nguy cơ tiểu đường, rất tốt cho những người đang điều trị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, tinh bột chuối còn được dùng để làm trà túi lọc, làm bánh, làm rượu…”, Duy phân tích cặn kẽ các ứng dụng của chuối.

Bản thân gia đình đang trồng bơ, Phạm Chí Bảo, sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật h học, lo ngại: “Thấy thương người dân cực khổ chăm trồng mà đến mùa thu hoạch lại phải khóc ròng. Trước đây là thanh long, dưa hấu rồi giờ đến chuối, đều điêu đứng vì đầu ra. Rồi tiếp đến sẽ là những loại nông sản nào. Mình lo ngại cho vườn bơ của gia đình cũng như bà con quê mình nên muốn nghĩ ra một giải pháp nào đó”. Chính vì thế, từ tinh dầu, bã thải sau khi hút tinh dầu đến vỏ rồi hạt bơ, tất cả đều được Bảo nghiên cứu chế ra thành phẩm ứng dụng phổ biến như thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.
“Thực phẩm từ trái bơ giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể, hỗ trợ hệ thần kinh. Đối với mỹ phẩm sẽ hỗ trợ việc làm đẹp rất tốt. Còn dược phẩm có thể chế từ vỏ và hạt bơ để giải quyết các vấn đề về tiêu h, loại bỏ các ký sinh trùng trong đường ruột…”, Bảo lý giải.
Ông Lê Quang Vũ, Phó giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Food, nhận xét: “Đây là chương trình rất thiết thực và bổ ích, giúp mỗi sinh viên có cơ hội để hướng những trăn trở của mình đến việc giải quyết các vấn đề cho người nông dân hoặc thậm chí là giải quyết vấn đề cho chính gia đình và quê hương. Bản thân doanh nghiệp chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ những ý tưởng hay, có tính khả thi”.
Ông Vũ cũng đánh giá cao ý tưởng sản xuất tinh dầu từ các loại trái cây của các nhóm sinh viên, bởi đây là những ý tưởng rất khả thi trong thời buổi hiện nay. “Đối với những ý tưởng sáng tạo như thế này, không những giải quyết được vấn đề đầu ra cho nông sản mà còn tạo được niềm tin cho mỗi hộ nông dân yên tâm sản xuất khi họ thấy được đầu ra ổn định”, ông Vũ nói.

 

Nữ Vương