04/01/2025

Cuộc chiến chống rò rỉ thông tin của chính quyền Trump

Thông tin về hoạt động của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang rò rỉ ra bên ngoài như nước chảy qua sàng và dường như không có “vùng cấm”.

 

Cuộc chiến chống rò rỉ thông tin của chính quyền Trump

Thông tin về hoạt động của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang rò rỉ ra bên ngoài như nước chảy qua sàng và dường như không có “vùng cấm”.

 

 

 

Cuộc chiến chống rò rỉ thông tin của chính quyền Trump
Người dân New York xuống đường biểu tình phản đối việc Tổng thống Donald Trump cấm cửa một số cơ quan báo chí ngày 26-2  - Ảnh: AFP

Đến cả thông báo nội bộ gửi đến Ngoại trưởng Rex Tillerson về việc cần phải kiểm soát việc rò rỉ thông tin đã ngay lập tức được tiết lộ cho truyền thông!

Rồi việc thư ký báo chí Sean Spicer cho gọi 8 nhân viên vào phòng làm việc để kiểm tra điện thoại công vụ và cá nhân của họ xem có ai trong số đó tiết lộ thông tin không.

Ông Sean yêu cầu họ giữ bí mật sự việc. Vậy mà nội dung này ngay sau đó được phơi bày trên báo chí!

Thù trong, giặc ngoài

Tại Mỹ, người dân mặc nhiên có quyền được biết về kế hoạch của chính phủ. Vì vậy mới có luật bảo vệ quyền lợi của người tiết lộ thông tin về những hành vi lừa gạt, lãng phí và lạm quyền với hi vọng sự việc sẽ được xử lý.

Tuy nhiên, chính phủ lại cần bảo vệ những thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, quyền riêng tư, hồ sơ y tế và những thỏa thuận về quyền sở hữu mà công chúng không có quyền hoặc không có lý do gì phải biết.

Chính quyền cũng có quyền được hoạt động, ra quyết định và chính sách mà không phải lo đương đầu với việc rò rỉ thông tin.

Đặc quyền hành pháp cho phép tổng thống giữ bí mật thông tin, không cho quốc hội và tòa án được biết với lý do an ninh quốc gia.

Vậy câu hỏi đặt ra là có nên ngăn chặn hoàn toàn việc rò rỉ thông tin hay nói cách khác, đâu là sự cân bằng hợp lý giữa quyền được biết của người dân và yêu cầu giữ bí mật thông tin của chính phủ?

Dưới thời Tổng thống Trump, mọi việc đã trở nên mất cân bằng trầm trọng: thông tin rò rỉ quá nhanh và quá nguy hiểm.

Những nguồn tin giấu tên có thể là nhân viên cơ quan tình báo, cơ quan công quyền, quan chức được tổng thống tiền nhiệm Obama bổ nhiệm đang tại vị và những thành viên chính phủ mới của Tổng thống Trump.

Họ được mệnh danh là “Nhóm kháng cự”. Tiếp nữa là những thông tin rò rỉ từ các cuộc tấn công mạng do các chính phủ, cơ quan tình báo và thế lực thù địch nước ngoài hậu thuẫn.

Cuộc chiến chống rò rỉ thông tin của chính quyền Trump
Ngày 26-2, người dân New York xuống đường biểu tình lên án việc Tổng thống Donald Trump cấm cửa một số cơ quan báo chí Ảnh: AFP

Chống rò rỉ nhờ… 
người tiền nhiệm

Thật trớ trêu là Tổng thống Trump được thừa hưởng toàn bộ những công cụ để đối phó với việc rò rỉ thông tin do tổng thống tiền nhiệm Obama để lại.

Sau vụ binh nhì Chelsea Manning tiết lộ gần 1 triệu tài liệu mật về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan năm 2011, tổng thống Obama đã khởi động Chương trình phát hiện mối đe doạ nội bộ (Insider Threat Program) nhằm tìm ra những người tiết lộ thông tin trong các cơ quan chính phủ và những phóng viên đăng thông tin này.

Uỷ ban Bảo vệ nhà báo cho biết việc sử dụng thiết bị nghe lén, nghe trộm điện thoại, giám sát, sử dụng thiết bị phát hiện nói dối và thu giữ tài liệu máy tính đã được thực hiện. Tổng thống Obama cũng đã cho phép Bộ Tư pháp, FBI, Cơ quan An ninh quốc gia (NSA), CIA và các cơ quan khác được sử dụng mọi cách cần thiết để truy người tiết lộ thông tin và phóng viên.

Đạo luật gián điệp năm 1917, vốn chỉ được dùng để truy bắt gián điệp, đã được tổng thống Obama vận dụng để hăm doạ nhà báo. Phóng viên James Rosen của Foxnews đã bị điệp vụ Bộ Tư pháp theo dõi – đây là những điệp vụ đang điều tra việc tiếp nhận tài liệu mật về CHDCND Triều Tiên. Phóng viên James Risen của New York Times bị đe dọa bỏ tù khi từ chối tiết lộ nguồn tin.

Trước đó, việc bắt giữ người tiết lộ thông tin chưa bao giờ là ưu tiên hàng đầu của các tổng thống, trừ tổng thống Richard Nixon với vụ bê bối Watergate.

Trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Obama, có 9 nhân vật tiết lộ thông tin đã bị bỏ tù. Trong toàn bộ các nhiệm kỳ tổng thống trước, chỉ có 3 người phải đi tù vì tội danh này.

Vậy là cuộc chơi cho tân tổng thống đã được người tiền nhiệm Obama chuẩn bị sẵn sàng!

Hệ quả cho 
nền dân chủ Mỹ

Việc rò rỉ thông tin bất lợi cho Tổng thống Trump do những nhóm bất mãn, những đối thủ chính trị và những kẻ gây rối không ưa ông Trump cũng như chính sách và gia đình của ông đứng sau thúc đẩy, hậu thuẫn và tiếp tay đã đạt ngưỡng trước nay chưa từng thấy.

Trước đó, những tổng thống gây tranh cãi nhiều như Nixon, Johnson và Bush cũng chưa bao giờ phải đối mặt với mức độ tấn công như vậy.

Truyền thông chính thống, đứng đầu là New York Times và Washington Post, đã công khai tuyên bố đối đầu tổng thống và liên tục tìm cách hạ uy tín cá nhân cũng như những chính sách và quyết định của tổng thống. Truyền thông đang tìm mọi cách để có thông tin rò rỉ.

Truyền thông đang liên kết để tẩy chay tổng thống. Không có gì phải nghi ngờ là thông tin sẽ còn rò rỉ nhiều hơn nữa.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu cuộc tổng tấn công vào truyền thông: cấm một số cơ quan báo chí tham dự họp báo, không mời phóng viên của các cơ quan có thái độ thù địch, cho phép phóng viên của báo mạng bảo thủ, nhỏ được tiếp cận nhiều hơn và chỉ mặt điểm tên những phóng viên đưa tin tức giả.

Chắc chắn Tổng thống Trump sẽ còn đi xa hơn tổng thống tiền nhiệm Obama trong những nỗ lực chống rò rỉ tin tức, bởi việc rò rỉ đã đến ngưỡng không thể dung thứ và khiến chính quyền càng thêm rệu rã.

Nước Mỹ có thể rơi vào tình trạng mất kiểm soát nếu các phe phái chính trị mải cạnh tranh quyền lực mà không lường đến hậu quả lâu dài. 

Tất cả động thái này sẽ chỉ đưa đến một kết cục thảm hại.

Kiểm tra điện thoại để truy 
rò rỉ thông tin

Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer gần đây phải kiểm tra điện thoại từng nhân viên để bảo đảm họ không liên lạc với phóng viên nhằm tiết lộ tin tức nội bộ. Hành động của ông Spicer là một phần trong nỗ lực kiểm soát vấn nạn rò rỉ tin tức của Nhà Trắng. Nguồn tin giấu tên cho biết tuần trước, ông Spicer triệu tập đội ngũ của mình vào văn phòng để nhấn mạnh “sự thất vọng” về các vụ rò rỉ.

Chưa dừng lại ở đó, với sự có mặt của cố vấn Nhà Trắng Don McGahn bên cạnh, ông Spicer yêu cầu các nhân viên giao nộp điện thoại, cả công vụ lẫn cá nhân, để ông kiểm tra xem họ có dùng các ứng dụng vi phạm hoặc lén lút liên lạc với cánh nhà báo không.

Không rõ tại sao nội dung cuộc họp nội bộ này tiếp tục lọt ra ngoài và được trang Politico, Đài CNN… đăng tải.

P.LONG


Tiến sĩ TERRY F. BUSS 
(THUÝ
ĐÀO chuyển ngữ)