04/01/2025

Cho học sinh thử nghiệm câu hỏi trắc nghiệm

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay hầu hết các môn thi đều chuyển sang hình thức trắc nghiệm. Theo các nhà chu

 

Cho học sinh thử nghiệm câu hỏi trắc nghiệm

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay hầu hết các môn thi đều chuyển sang hình thức trắc nghiệm. Theo các nhà chu



Học sinh lớp 12 Trường THPT Bảo Lộc (Lâm Đồng) làm kiểm tra môn hóa theo dạng đề trắc nghiệm /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh lớp 12 Trường THPT Bảo Lộc (Lâm Đồng) làm kiểm tra môn hóa theo dạng đề trắc nghiệmẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Vì thế, chuẩn bị cho việc ra đề như thế nào để trắc nghiệm thực sự khách quan là vấn đề mọi thí sinh đều quan tâm.
Đã có hơn 60.000 câu hỏi thô
Ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), cho biết tính đến thời điểm hiện tại, công tác đề thi đã được Bộ GD-ĐT chuẩn bị đúng thời gian theo kế hoạch đã ban hành. Các bước của quy trình xây dựng câu hỏi thi được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng đúng theo kỹ thuật xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa. Bộ đã tổ chức biên soạn được hơn 60.000 câu hỏi thô và đã tổ chức chọn lọc, biên tập được tất cả các câu hỏi thô này. Với số lượng câu hỏi như vậy, đảm bảo đáp ứng tốt cho ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ kỳ thi.
Thay vì tập hợp các thầy cô giáo, chuyên gia để tổ chức soạn thảo đề thi trong một khoảng thời gian nhất định như mọi năm, lần này Bộ đã tổ chức huy động hơn 1.000 thầy cô giáo, chuyên gia làm đề từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước và 10 trường ĐH có đào tạo sư phạm tham gia ở 10 địa điểm trên toàn quốc. Các thầy cô giáo được lựa chọn là những giáo viên có chuyên môn giỏi, giảng viên am hiểu về chương trình THPT. Tất cả làm việc với quy trình chặt chẽ trong suốt một thời gian dài.
Thử nghiệm câu hỏi vào tháng 4
 
 
Khó khăn nhất là… tiền

Lãnh đạo nhiều sở GD-ĐT cho rằng vấn đề khó khăn nhất đối với cấp sở trong khâu làm đề là tiền. Kinh phí làm đề tự luận chỉ khoảng 300.000 – 400.000 đồng/đề trả cho giáo viên. Trắc nghiệm do nhân số câu hỏi lên nên số tiền phải lớn hơn nhiều. Hơn nữa, quan trọng nhất trong khâu làm đề trắc nghiệm là phải mang đề đi thử trên HS. Khâu này rất tốn kém, mất thời gian. Do vậy đề phục vụ kiểm tra học kỳ hay thi thử ở cấp trường, cấp sở, nếu giáo viên bảo đề này dễ thì là dễ, bảo khó thì là khó chứ không thử trên HS.
Có chuyên gia khảo thí cho rằng việc ra đề cấp quốc gia theo cách đang làm hiện nay phải tốn khoảng vài chục tỉ đồng vì theo thù lao phải trả cho giáo viên, chuyên gia làm đề thì mức tối thiểu khoảng 70.000 – 80.000 đồng/câu hỏi trắc nghiệm. Trong khi đó, để ra 1.000 câu hỏi được chuẩn hóa thì đầu tiên người ta sẽ đưa ra 1.000 câu hỏi cho HS làm thử. Sau đó loại đi 500 câu không phù hợp và bổ sung 500 câu hỏi mới cho HS làm thử tiếp để lấy 750 câu. Đến lần thứ 3 thì mới chọn được 1.000 câu hỏi cho đề thi…

 

Ông Sái Công Hồng cho biết quy trình xây dựng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện theo 8 bước nghiêm ngặt. Mỗi bước bao gồm rất nhiều quy trình nhỏ để chuẩn hóa câu hỏi trong ngân hàng đề thi. Từ việc ra câu hỏi thô, rồi từ thô sang câu hỏi được chuẩn hoá, qua các vòng biên tập, thẩm định, thử nghiệm, tinh chỉnh… Như vậy thử nghiệm chỉ là một khâu trong quá trình xây dựng ngân hàng câu hỏi. Tuy nhiên, 100% số câu hỏi đã biên tập, lựa chọn và thẩm định được tiến hành thử nghiệm vào cuối tháng 4 khi học sinh (HS) đã hoàn thành chương trình học tập toàn khóa để chuẩn hóa các đề thi.

Mẫu thử nghiệm sẽ được chọn đa dạng đối tượng, vùng miền. Kết quả bài làm của HS qua các đợt thử nghiệm sẽ được phần mềm khảo thí chuyên dụng phân tích các thông số định chuẩn của các câu hỏi và đề thi. Những câu hỏi không đạt độ tin cậy do quá sức thí sinh, không nằm trong chương trình hay sai kiến thức không giải được… sẽ được hiển thị trên kết quả phân tích và lập tức được xem xét lại hoặc loại bỏ.
Việc thử nghiệm các câu hỏi và đề thi với đối tượng HS lớp 12 sẽ dự thi năm nay để xác định các thông số định chuẩn của các câu hỏi thi và độ tin cậy, giá trị của các đề thi chứ không làm thay đổi cấu trúc của đề thi.
Giáo viên cũng “toát mồ hôi” khi làm thử đề
Việc kỳ thi THPT quốc gia thi chủ yếu theo hình thức thi trắc nghiệm cũng buộc các trường phải xây dựng được một ngân hàng đề để phục vụ việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên, giúp HS làm quen với hình thức thi mới.
Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) chia sẻ: “Tuy có nhiều chuyên gia ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội giúp sức nhưng đúng là những môn mới chuyển từ tự luận sang thi trắc nghiệm là rất khó khăn. Thường thì ở cấp trường, một giáo viên ra đề sẽ có một giáo viên thẩm định đề bằng cách ngồi làm chính đề thi đó. Chẳng hạn, thời gian đầu, đề thi các môn trong bài thi tổ hợp thiết kế để làm trong vòng 50 phút mà giáo viên thẩm định đề làm tới 120 phút và “toát mồ hôi” mới xong. Thế là phải làm lại rồi thử nghiệm, rồi lại làm lại…”.
Ông Nguyễn Lê Huy, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, cho rằng trong lý thuyết trắc nghiệm có độ khó, độ phân biệt của câu hỏi. Câu hỏi dễ quá HS nào cũng làm được hoặc khó quá đến mức chẳng HS nào làm được đều là thất bại.
Nhiều tỉnh/thành tổ chức các đợt khảo sát, thi thử cho HS lớp 12 trên quy mô toàn tỉnh. Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên thì việc ra đề để phục vụ cho những đợt tập dượt này chỉ ở mức độ tương đối. Ông Nguyễn Lê Huy cho biết: Ở cấp Sở không đủ điều kiện về tài chính cũng như nguồn nhân lực để thử nghiệm đề thi như cách mà Bộ đang làm. Quy trình làm đề rất phức tạp, giáo viên viết câu hỏi theo hướng dẫn của chuyên gia rồi sau đó có đội ngũ ngồi lọc lại thành một đề mà trước kia gọi là đề gốc.
Hà Nội tập dượt cho kỳ thi THPT quốc gia

Theo công văn hướng dẫn thực hiện kiểm tra, khảo sát đối với lớp 12 của Sở GD-ĐT Hà Nội, từ 20.3 đến hết buổi sáng 22.3, HS lớp 12 toàn thành phố sẽ thực hiện đợt khảo sát để chuẩn bị cho kỳ thi.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ ra đề theo nội dung chương trình quy định, bám sát cấu trúc, mức độ đề thi của kỳ thi. Phạm vi kiến thức kiểm tra theo kế hoạch dạy học tính đến hết ngày 11.3. Công tác sao in đề thi, coi thi, chấm thi được thực hiện như quy định thi THPT quốc gia.
Ông Chử Xuân Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết Sở không bắt buộc các trường lấy điểm từ kết quả thi mà tuỳ theo điều kiện của mỗi trường, có thể lấy kết quả cho điểm kiểm tra thường xuyên. Không dùng kết quả này cho điểm kiểm tra định kỳ.
Tuệ Nguyễn

 

Tuệ Nguyễn – Quý Hiên