04/01/2025

Ngủ nhiều cảnh báo kém trí nhớ

Thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hoặc là cảnh báo nhiều thứ bệnh, chẳng hạn chứng Alzheimer sẽ tới sớm hơn.

 

Ngủ nhiều cảnh báo kém trí nhớ

Thói quen ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, hoặc là cảnh báo nhiều thứ bệnh, chẳng hạn chứng Alzheimer sẽ tới sớm hơn.



Nghiên cứu mới cho thấy ngủ nhiều có liên quan tới giảm trí nhớ sớm	 /// Ảnh: Shutterstock

Nghiên cứu mới cho thấy ngủ nhiều có liên quan tới giảm trí nhớ sớmẢNH: SHUTTERSTOCK

Các chuyên gia Đại học Boston (Mỹ) phát hiện những người thích ngủ… triền miên sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao gấp đôi trong 10 năm tới. Theo đó, sự thay đổi trong các hoạt động ngủ đóng vai trò cảnh báo sớm đối với bệnh Alzheimer, vì nó chứng tỏ bộ não, vốn có chức năng kiểm soát sự tỉnh táo, đã bị tổn hại. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện những người ngủ quá nhiều có khối lượng não nhỏ hơn bình thường, khiến nhóm này phải mất nhiều thời gian so với người khác trong việc xử lý thông tin cuộc sống.
Đặc biệt, chuyện ngủ quá nhiều được cho là triệu chứng chứ không phải là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong não dẫn đến kết cục xấu. Đó cũng là lý do không thể ngăn chặn nguy cơ phát bệnh bằng cách điều chỉnh thời gian và độ dài giấc ngủ. Dù vậy, cuộc nghiên cứu thực hiện trên ít nhất 2.400 người, được theo dõi suốt 10 năm, đã cung cấp một cái nhìn mới mẻ về chứng mất trí nhớ. Trưởng nhóm, tiến sĩ Matthew Pase của Trung tâm y khoa Đại học Boston, nhận định rằng: “Khoảng thời gian ngủ do các đối tượng tự ghi chép có thể là công cụ lâm sàng hữu dụng trong việc dự đoán nguy cơ và tiến trình diễn biến của căn bệnh trong vòng 10 năm”. Trong thời gian này, các bác sĩ có thể theo dõi sát sao tình hình đối tượng, đặc biệt lưu ý đến những vấn đề liên quan đến tư duy và ký ức.
Ngủ nhiều cảnh báo kém trí nhớ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

4 điều phá hỏng giấc ngủ của bạn

Mất ngủ gây ra các vấn đề về sức khỏe như: mệt mỏi, khó tập trung… Dưới đây là những điều bạn nên tránh để có được giấc ngủ ngon, theo boldsky.  
Các nhà khoa học kết luận ngủ hơn 9 giờ mỗi ngày khiến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và Alzheimer tăng gấp đôi. Nguy cơ ở những người không tốt nghiệp trung học phải cao hơn gấp 6 lần, cho thấy việc học hành có thể bảo vệ con người trước khả năng mất trí nhớ.
Theo báo cáo trên chuyên san Neurology, nhóm chuyên gia nêu rõ: “Ngủ có thể đóng vai trò làm hồi phục chức năng, loại bỏ chất thải trong quá trình trao đổi chất khỏi não và ngăn chăn việc tích tụ các (protein) B-amyloid, một dấu hiệu chứng tỏ bệnh nhân đã mắc Alzheimer. Mặt khác, những tình trạng rối loạn giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân gây hao mòn các vùng não có liên quan đến hoạt động ngủ và tỉnh thức, hoặc là hậu quả của tình trạng rối loạn tâm trạng, vốn thường xuất hiện ở những người mất trí nhớ”.
Bác sĩ Rosa Sancho của Viện Nghiên cứu Alzheimer tại Anh hoan nghênh kết quả thu được từ báo cáo của các đồng nghiệp Mỹ, cho rằng cuộc nghiên cứu đã bổ sung một khía cạnh mới trong nỗ lực ngăn ngừa tình trạng mất trí nhớ. Tuy nhiên, bà Rosa Sancho kêu gọi các bên hãy triển khai theo các cuộc nghiên cứu quy mô lớn hơn nữa để xác lập rõ ràng hơn về quan hệ của giấc ngủ và nguy cơ bị thổi bay ký ức.
Liên quan đến vấn đề trí nhớ, một báo cáo khác đã được công bố theo sau một cuộc nghiên cứu trong tuần tại Mỹ cho thấy cách nói không mạch lạc, dông dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh Alzheimer. Một dấu hiệu đáng báo động khác cũng được phát hiện thông qua quá trình theo dõi bệnh nhân là họ mất đi khả năng ngửi mùi.

 

Tụ Yên