04/01/2025

Hãi hùng chó cưng nơi công cộng

Những chú chó cưng giờ không chỉ còn là những vật nuôi được nâng niu trong nhà mà chủ nhân của chúng thường xuyên dẫn theo hoặc thả rông ra đường, đem đến nỗi hãi hùng cho người dân đô thị.

 

Hãi hùng chó cưng nơi công cộng

Những chú chó cưng giờ không chỉ còn là những vật nuôi được nâng niu trong nhà mà chủ nhân của chúng thường xuyên dẫn theo hoặc thả rông ra đường, đem đến nỗi hãi hùng cho người dân đô thị.



Chó không rọ mõm vô tư xuất hiện trên đường phố Sài Gòn	 ///  Ảnh: Ngọc Dương - Hà Mai

Chó không rọ mõm vô tư xuất hiện trên đường phố Sài GònẢNH: NGỌC DƯƠNG – HÀ MAI

Trong khi đó, theo Thông tư 48 của Bộ NN-PTNT ban hành về việc hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh dại ở động vật, những người nuôi chó phải đăng ký với UBND phường, xã để lập sổ quản lý.
Thông tư cũng quy định rõ ràng: người nuôi chó phải thường xuyên xích chó, không được thả rông; khi chó ra khỏi nhà phải có người dắt, mõm chó phải được xích lại. Tuy nhiên, thực tế thì rất ít người tuân thủ quy định trên.

Hãi hùng chó cưng nơi công cộng - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Vòng theo dõi được cảm xúc của thú cưng

Tin vui cho những người yêu thú cưng khi giờ đây họ có thể theo dõi và nhận biết được “tình cảm” của chú cún nhà mình thông qua một chiếc vòng đeo, do nhà sáng chế người Nhật Joji Yamaguchi phát minh. 
Nhường đường cho… chó
 
 
Hãi hùng chó cưng nơi công cộng - ảnh 2
Vấn đề bây giờ là phải đề nghị UBND các cấp xã, phường, địa phương tích cực phát động tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, cho lớp trẻ hiểu được hành vi thả rông chó, để chó ra đường không có người dẫn, không có rọ mõm là trái với quy định pháp luật
Hãi hùng chó cưng nơi công cộng - ảnh 3
 
Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Những người nuôi chó giống VN
 

Phố đi bộ đường Nguyễn Huệ (TP.HCM) giờ đây là điểm dạo chơi của các “quý cô”, “quý cậu” chó cưng mà không hề có rọ mõm bảo vệ. Vốn là loài có đặc tính ngang ngạnh, ương bướng, thích sủa, những con chó Fox hay Chihuahua thường lăng xăng tới lui, gây khó chịu cho mọi người xung quanh.

Không chỉ chó nhỏ, những con chó to lớn như chó Ngao, Alaska, Standard Poodle hay thậm chí là cả những giống chó dữ như Berger khiến không chỉ trẻ con mà cả đến người lớn cũng phải rùng mình.
Tại công viên 23 Tháng 9, công viên Tao Đàn (Q.1), không khó bắt gặp những người đi dạo mát dắt theo một vài con chó, thả rông quanh khu vực có nhiều người đi lại. Còn tại khu vực Cầu Mống – bắc qua rạch Bến Nghé (Q.1 – Q.4) là tụ điểm cà phê bệt.
Các bạn trẻ tới đây ngồi tụ tập đàn ca, hát hò nhưng cũng không quên đem theo các chú chó thỉnh thoảng phấn khích sủa “cổ vũ”. Dọc các hành lang sông Sài Gòn – nơi để người dân hóng mát, tập thể dục, thú cưng cũng “ghé thăm” thường xuyên, cứ tự do lang thang khắp nơi. “Hằng ngày chạy thể dục ở đây tôi cứ liên tục phải dừng nhường đường cho… chó”, chị Hoàng (ngụ Q.4) than phiền.
Dạo bộ chơi thôi chưa đủ, nhiều chú chó cưng còn ngồi trên xe máy giữa đường phố chật chội, đông đúc. Có người “rinh” trên xe 2, 3, thậm chí là 4 con chó. Tất cả đều không đeo rọ mõm, không được giữ dây và luôn ở trong tư thế sẵn sàng chồm qua người bên cạnh bất cứ lúc nào. Chị Phượng (ngụ Q.Bình Thạnh) phàn nàn: “Đường phố thì kẹt xe liên miên, chen chúc nhau đi không được mà nhiều khi gặp mấy người đi xe máy còn chở theo mấy con chó, chả dây chả xích, chả bịt mõm, sợ mất vía không dám nhích lên gần”.
Công viên trở thành nhà vệ sinh
 
 
Chung cư cấm… nhưng cứ nuôi chó
Về việc quản lý thú nuôi trong chung cư, ông H. (tổ trưởng tổ dân phố một khu chung cư ở Q.4) cho biết: “Về quy định thì không chung cư nào cho phép nuôi chó nhưng giờ thú người ta cưng, người ta bỏ không được thì mình cũng để cho người ta nuôi “chui” thôi, miễn sao nuôi cho khéo, đừng để xảy ra tai nạn gì là được”. Về vấn đề chó tại các hộ gia đình kêu sủa gây mất trật tự, vị tổ trưởng này cho rằng: “Thì làm sao cho nó đừng có kêu, đừng có sủa? Chó nhà ai người đấy chịu thôi, chúng tôi đã nói ngay từ đầu là sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào”.
 

Không những vậy, hiếm người chủ nào phải bận tâm tới việc thú cưng nhà mình sẽ đi “giải quyết” ở đâu bởi công viên được nhắc đến như một sự lựa chọn tất yếu, mặc định và tối ưu.

Những bãi cỏ có biển cấm giẫm lên dường như chỉ có hiệu lực đối với con người, còn thú cưng thì thoả sức mà tung hoành và nghiễm nhiên trở thành nơi thú cưng “đi bậy”.
Không chỉ ở công viên, hầu hết các vỉa hè, hành lang dọc sông Sài Gòn, đi đâu cũng thấy phân chó. Người đi bộ trên vỉa hè không phải lo vấn đề xe cộ nhưng vẫn luôn phải trong tư thế cảnh giác bởi có thể “dính mìn” bất cứ lúc nào.
Đơn cử như vỉa hè đường Nguyễn Trường Tộ (Q.4), rộng rãi, ít xe cộ, cây xanh trải dọc hai bên đường, đáng ra phải trở thành khu vực lý tưởng cho người dân hóng mát, tập thể dục nhưng thực tế thì ai cũng phải lắc đầu ngán ngẩm bởi không thể chịu nổi mùi hôi thối từ những “bãi mìn”. Dù đội vệ sinh môi trường có dọn dẹp hằng ngày nhưng đến hẹn lại lên, cứ vào khoảng 5 – 6 giờ chiều, có ít nhất 6 – 7 em thú cưng được chủ dẫn lên “giải quyết nỗi buồn”. Và có lẽ, cái “lệ” này đã được thiết lập từ rất lâu rồi.
Đề cập đến vấn đề quản lý thú cưng, ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Phó chủ tịch Hiệp hội Những người nuôi chó giống VN, tỏ ra bức xúc: “Bên các nước châu Âu như Pháp, người ta nuôi còn nhiều hơn mình. Nhưng họ nuôi văn minh, ra đường lúc nào cũng mang sẵn túi ni lông để khi thú nuôi phóng uế thì hốt lại rồi vứt vào thùng rác.
Chưa kể bên họ còn có các đội vệ sinh thường xuyên dọn rửa, phụt cả bằng xà bông hẳn hoi. Ý thức dân mình còn kém quá, còn chưa biết như thế là vi phạm pháp luật, là thể hiện kém văn hoá, thiếu văn minh”.
Về trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền, ông cũng chia sẻ: “Về luật thì có lâu rồi nhưng vấn đề này toàn các hiệp hội lo chứ nhà nước nào có đụng tới, gần như là không quan tâm. Có lo cũng không lại được với ý thức người dân.
Chính vì thế, vấn đề bây giờ là phải đề nghị UBND các cấp xã, phường, địa phương tích cực phát động tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân, cho lớp trẻ hiểu được hành vi thả rông chó, để chó ra đường không có người dẫn, không có rọ mõm là trái với quy định pháp luật; hành vi để chó phóng uế ra vỉa hè, công viên, lề đường là thiếu văn minh, thiếu văn hoá, cần phải thay đổi ngay lập tức”.

 

Hà Mai