28/11/2024

Đau đầu chọn tổ hợp thi

Tới thời điểm này nhiều học sinh vẫn tỏ ra bối rối vì không biết nên chọn tổ hợp nào cho phù hợp, đặc biệt với những học sinh có định hướng theo khối D1.

 

Đau đầu chọn tổ hợp thi

Tới thời điểm này nhiều học sinh vẫn tỏ ra bối rối vì không biết nên chọn tổ hợp nào cho phù hợp, đặc biệt với những học sinh có định hướng theo khối D1.



Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc chọn bài thi phù hợp, nhất là học sinh trước nay theo học khối D  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Nhiều học sinh còn lúng túng trong việc chọn bài thi phù hợp, nhất là học sinh trước nay theo học khối DẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Thay vì tư vấn chọn trường, thời điểm này lãnh đạo các trường phổ thông ráo riết tư vấn, định hướng giúp học sinh (HS) chọn tổ hợp thi phù hợp để có kế hoạch ôn tập hiệu quả.
Lựa chọn nào lợi nhất ?
Một lãnh đạo Trường THPT Phước Long (Q.9, TP.HCM) thông tin: “Nếu như những năm trước hầu hết HS của trường chọn tổ hợp D1 thì năm nay chỉ còn hơn 100 em chọn khối thi này vì cho rằng ôn 3 môn toán – văn – Anh với mục đích xét tuyển vào ĐH thì kiến thức khá nặng, lại phải gồng gánh thêm 3 môn trong bài thi tổ hợp để đủ điều kiện xét tốt nghiệp thì quá áp lực. Vì vậy, các em chuyển hướng chọn các khối thi khác. Với những HS vẫn kiên định lựa chọn khối D1, trường định hướng để các em chọn tổ hợp khoa học tự nhiên (lý – hóa – sinh). Lý do là nếu chọn tổ hợp này thì các em sẽ có thêm cơ hội xét tuyển khối A1 (toán – lý – Anh) vào các trường ĐH. Như vậy, cơ hội xét tuyển vào các trường ĐH sẽ cao hơn.
Ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Q.1, TP.HCM), cũng cho biết: “Ngay khi có dự thảo quy chế thi, trường đã tổ chức cho HS đăng ký liền tổ hợp môn thi. Trong tổng số 180 HS theo khối D thì có 56 em chọn bài thi xã hội còn lại chọn bài thi khoa học tự nhiên. Tuy nhiên, tới thời điểm này một số HS chọn thi tổ hợp môn tự nhiên đăng ký lại thi tổ hợp môn xã hội vì trường mà các em đăng ký xét tuyển ĐH có tổ hợp thi toán – văn – sử”. Theo ông Khương, những HS muốn chuyển hướng vào thời điểm này thì việc ôn tập sẽ khá khó khăn. Nhưng nếu cố gắng thì cũng sẽ kịp.
Đau đầu chọn tổ hợp thi - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khó như… trượt đại học

Với quy chế xét tuyển ‘thoáng’ như năm nay, rất khó để thí sinh trượt ĐH. Có chăng là thí sinh từ chối quyền nhập học do trúng tuyển không đúng nguyện vọng.

Tương tự, ông Võ Đức Chỉnh, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (Cần Thơ), cho rằng những HS theo khối D1 ngay từ đầu nếu có lực học khá trường sẽ tư vấn chọn tổ hợp môn tự nhiên để có thể tận dụng những môn trong bài thi tổ hợp này tạo thành nhiều tổ hợp xét tuyển khác ngoài toán – văn – Anh, cơ hội trúng tuyển sẽ cao hơn. Tuy nhiên, theo ông Chỉnh, những HS theo khối D1 mà học yếu những môn tự nhiên thì không nên định hướng các em chọn tổ hợp môn này vì như vậy là quá sức.

Khó vì trước nay học theo phân ban
Hoàng Hồng Hải, HS Trường THPT Lê Xoay (Vĩnh Phúc), chia sẻ: “Gần 5 năm em chuyên tâm học khối D1 với mục đích thi vào ĐH Ngoại ngữ Hà Nội. Vì vậy, em chỉ học thêm môn vật lý với ý định sẽ đăng ký đây là môn tự chọn để xét tốt nghiệp, còn các môn khác vì không chú tâm nên em gần như “mù” tịt. Bởi vậy, khi thấy quy định bắt buộc HS phải tham gia một trong 2 bài thi tổ hợp, em rất đau đầu. Nếu bây giờ chọn bài thi khoa học tự nhiên thì hóa – sinh không biết tính sao còn chọn khoa học xã hội thì cả sử – địa – giáo dục công dân đều không phải sở trường của em”. Hải cho biết giáo viên chủ nhiệm khuyên ôn tập 2 môn hóa – sinh để thi. “Mặc dù đã bắt tay vào ôn tập 2 tháng nay nhưng em thấy kiến thức hổng quá nhiều, việc học lại thật sự quá mệt mỏi. Nếu thêm một tháng nữa vẫn thấy chưa ổn thì có lẽ em sẽ chuyển qua ôn tập tổ hợp xã hội vì dù sao bài thi này cũng sẽ dễ kiếm điểm hơn”, Hải tâm sự.

Nguyễn Bá Công, HS Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM, cũng rất phân vân. Công chia sẻ: “Việc thi đậu tốt nghiệp không phải là quá khó. Tuy nhiên, để đạt điểm trên trung bình với những môn mình không chuyên thì cũng không hề đơn giản. Không chỉ riêng em mà nhiều bạn cùng lớp đã quen với việc học ban chuyên của mình, không chú trọng nhiều tới các môn khác. Bởi vậy, thời gian này chúng em đang tăng tốc ôn tập nhưng theo kiểu đối phó chứ không phải nắm bắt kiến thức”.

Một số HS giỏi muốn có bảng điểm đẹp nên áp lực học tập thời gian này cũng lớn hơn rất nhiều. Trần Anh Khang, HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho biết: “Với quy định điểm 1 là điểm liệt thì em nghĩ trường hợp để trượt tốt nghiệp là rất khó. Tuy nhiên, để bảng điểm gồm 6 môn đều cao cũng không dễ. Để đạt mục tiêu là điểm các môn trong bài thi tổ hợp ít nhất từ khá trở lên thì chúng em phải nỗ lực gấp đôi”.
Lãnh đạo trường THPT tại TP.HCM cho biết: “Khi chúng tôi làm khảo sát, nhiều HS cho rằng việc buộc phải chọn ít nhất 6 môn, nhiều hơn là 9 môn sẽ khiến các em không có thời gian học kỹ và có thể việc thi sẽ chỉ mang tính đối phó. Thậm chí có em còn thừa nhận sẽ đánh lụi chứ không ôn nhiều ở những môn các em không chuyên tâm từ đầu”.

 

Lam Ngọc