08/01/2025

Khó như… trượt ĐH: Chất lượng đi xuống?

Vào ĐH bằng mọi giá mà không có định hướng, không phù hợp với năng lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nguồn nhân lực sút giảm, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

 

Khó như… trượt ĐH: Chất lượng đi xuống?

Vào ĐH bằng mọi giá mà không có định hướng, không phù hợp với năng lực cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nguồn nhân lực sút giảm, không đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

 

 

Sinh viên tìm hiểu thông tin về việc làm trong các ngày hội tuyển dụng
 /// Ảnh: Lê Thanh

Sinh viên tìm hiểu thông tin về việc làm trong các ngày hội tuyển dụngẢNH: LÊ THANH

Sinh viên trúng tuyển bằng học bạ bỏ học cao
Cách đây 20 năm, GS Phạm Phụ, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, từng có ý kiến về giáo dục đại trà bậc ĐH. Theo ông Phụ, có những thay đổi về sứ mệnh của các trường ĐH trong nền giáo dục ĐH đại trà. Khi mở rộng quy mô, chất lượng đào tạo dễ bị giảm xuống.
“Khi mở rộng nhanh quy mô, chúng ta thực sự đã chuyển từ một hệ thống giáo dục ĐH cho dưới 5% sang một hệ thống cho khoảng 25% số học sinh tốt nghiệp THPT và từng bước chuyển sang nền giáo dục ĐH đại trà. Trong bối cảnh đó, chất lượng đào tạo bình quân của cả hệ thống ĐH có giảm xuống là điều đương nhiên. Cần tạm thời chấp nhận điều đó. Hàn Quốc trước đây cũng đã từng chấp nhận như vậy”, GS Phạm Phụ nói.
Theo PGS-TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên giảng viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, việc tăng số lượng học ĐH, hay đại trà hóa ĐH các nước đều có nhưng họ làm tốt chứ không như ở VN. Ở Mỹ, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, rất nhiều quân nhân muốn vào học ĐH. Lúc này, nhiều trường ĐH được mở thêm nhưng là các trường ĐH cộng đồng. Còn nhiều trường khác vẫn giữ chất lượng, không tăng số lượng. Người học trường cộng đồng chỉ học 2 năm, sau đó chỉ những người giỏi mới tiếp tục được học lên ĐH, còn lại sẽ đi làm. Chính sách này vừa duy trì, nâng cao ĐH hiện hữu lại vừa có trường ngắn hạn để người học nghề đi làm việc. Việc vào học ĐH dễ dàng cũng dẫn đến một hệ quả khác là không có sinh viên vào học tại các trường CĐ hay TC. Chưa kể chất lượng sinh viên ngày càng thấp hơn.
Khó như… trượt ĐH: Chất lượng đi xuống? - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Không thể để lương giáo viên có 3 triệu đồng/tháng!

Ngày 23.2, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng làm việc với Sở GD-ĐT TP.HCM về việc thực hiện tự chủ và công tác xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, định hướng phát triển ngành giáo dục đến năm 2020.

Theo các chuyên gia, việc tuyển sinh dễ dãi đầu vào tác động dây chuyền đến quá trình đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực. Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, phân tích vào ĐH quá dễ dàng có thể dẫn đến tình trạng thí sinh vào ĐH bằng mọi giá mà không đúng nguyện vọng ban đầu. Việc học không đúng sở thích và không phù hợp năng lực gây ra lãng phí lớn về thời gian, công sức, tiền bạc của người học và cả xã hội.

Lãnh đạo một trường ĐH cũng cho biết tỷ lệ sinh viên trúng tuyển bằng học bạ bỏ học sau năm thứ nhất rất cao. Đây là những người không đủ sức học ĐH nhưng vẫn vào ĐH. Khi tốt nghiệp, số sinh viên này sẽ lại góp phần khiến danh sách cử nhân thất nghiệp ngày càng dài hơn.
Khó như… trượt ĐH: Chất lượng đi xuống? - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Khó như… trượt đại học: Cao đẳng thất thế

Giữa lúc tuyển sinh đang ‘nóng’, thu hút sự quan tâm của hàng triệu thí sinh nhưng đến nay, Bộ LĐ-TB-XH vẫn chưa công bố chính thức quy chế tuyển sinh CĐ, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn.


Mất cân đối cơ cấu lao động

Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận do tâm lý chuộng bằng cấp của người Việt nên bậc CĐ, TC khó tuyển dẫn đến phân luồng không được. Theo số liệu từ Bộ LĐ-TB-XH, sau 5 năm thực hiện chiến lược đào tạo nghề, tỷ lệ tuyển sinh vào bậc TC nghề và CĐ nghề mới chỉ đạt 53,4%, tính đến 2015.
Những số liệu được công bố trong hội thảo Đổi mới công tác đào tạo nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở VN được Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH tổ chức năm 2016 cho thấy tình trạng mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu lao động. Theo đó, cứ một người tốt nghiệp ĐH thì có 0,43 TCCN và 0,56 công nhân kỹ thuật (trong khi tỷ lệ này của thế giới là 1 – 4 – 12).
Dự báo nhân lực từ các KCN – KCX cũng cho thấy tình trạng tương tự. Theo dự báo của Ban Quản lý các KCX – KCN TP.HCM, giai đoạn 2015 – 2020 nhu cầu tuyển dụng mới của các doanh nghiệp vào khoảng 100.000 lao động. Trong đó, lao động CĐ và ĐH chỉ chiếm 10%, lao động phổ thông 30%, còn lại 60% lao động đã qua đào tạo, công nhân kỹ thuật và TC.
Khó như… trượt ĐH: Chất lượng đi xuống? - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Khó như… trượt đại học

Với quy chế xét tuyển ‘thoáng’ như năm nay, rất khó để thí sinh trượt ĐH. Có chăng là thí sinh từ chối quyền nhập học do trúng tuyển không đúng nguyện vọng.

Nhu cầu là vậy nhưng thực tế sử dụng lao động lại khác. Đại diện Trung tâm dịch vụ việc làm và hỗ trợ doanh nghiệp (Ban Quản lý các KCX – KCN TP.HCM) cho biết trong số 280.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp thì lao động có tay nghề chuyên môn từ TCCN trở lên chỉ 18%. Đến 75% lao động các doanh nghiệp tuyển chọn là học sinh THCS hoặc THPT.

Nguyên nhân của thực trạng đối nghịch này nằm ở chất lượng đào tạo, cơ cấu ngành nghề đào tạo chưa đáp ứng với nhu cầu doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải tuyển lao động từ các trường phổ thông để tự đào tạo.
Còn theo số liệu thống kê mới nhất, cả nước có trên 225.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp. Đặc biệt, một số tỉnh có tới 80% sinh viên ra trường làm trái nghề, trong khi nhiều KCN chỉ có khoảng 20% lao động qua đào tạo có bằng chuyên môn kỹ thuật. Trước con số này, trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng theo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 nước ta cần 300 sinh viên/vạn dân (hiện tại mới đạt 245 sinh viên/vạn dân). Vấn đề đặt ra không chỉ tăng số lượng mà còn phải tăng cả chất lượng mới đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.


 

Hà Ánh – Đăng Nguyên