29/11/2024

Cắt ‘cơn sốt’ usd

Tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay, nhưng USD được dự báo khó tạo nên cơn sốt nóng, khi dây cương con ngựa bất kham tỷ giá được siết chặt.

 

Cắt ‘cơn sốt’ usd

Tăng giá liên tục từ đầu năm đến nay, nhưng USD được dự báo khó tạo nên cơn sốt nóng, khi dây cương con ngựa bất kham tỷ giá được siết chặt.



Cơn sốt USD hạ nhiệt
 /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Cơn sốt USD hạ nhiệtẢNH: NGỌC THẮNG

USD ngân hàng cao hơn “chợ đen”
Hôm qua, sau một số phiên tăng giá, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khá táo bạo khi “ép” tỷ giá trung tâm giảm 4 đồng, về mức 22.231 đồng/USD. Quyết định này tác động mạnh lên thị trường, giá USD lập tức chững lại. Cụ thể Vietcombank giữ giá đứng im so với ngày hôm trước ở mức 22.790 đồng/USD (mua), 22.860 đồng/USD (bán). Trong khi đó, VietinBank tăng nhẹ cả 2 đầu mua – bán thêm 5 đồng, lần lượt niêm yết ở mức 22.795 đồng/USD (mua) và 22.865 đồng/USD (bán). Đợt biến động này ghi nhận diễn biến khá lạ trên thị trường chợ đen. Tại Hà Nội, giá mua – bán USD tại các tiệm thu đổi ngoại tệ báo giá thấp hơn khá nhiều so với các ngân hàng, dao động mức 22.800 – 22.840 đồng “ăn” 1 USD.
Có hai nguyên nhân chính kéo đồng USD tăng nhiệt thời gian qua. Thứ nhất, báo cáo công bố triển vọng kinh tế tháng 2 của ty chứng khoán MB (MBS) đánh giá, việc các NH điều chỉnh tăng nhẹ do đồng USD đã mạnh lên khá nhiều so với một loạt đồng tiền chủ chốt khác. Xu hướng này đảm bảo cho các NH tránh được rủi ro nhất định. Trên thế giới, trong phiên giao dịch ngày 23.2, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,11% lên 101,55 điểm. USD tăng với hầu hết các đồng tiền khác lên mức: 1 euro đổi 1,0515 USD; 113,09 yen Nhật đổi 1 USD và 1,2463 USD đổi 1 bảng Anh. Tính ra, đồng USD đã tăng khoảng 0,6% trong tuần này và tăng 2% tính từ đầu tháng 2 so với rổ các đồng tiền chủ chốt.
Lý do thứ hai, theo chuyên gia kinh tế TS Cấn Văn Lực, đến từ yếu tố nhập siêu. Tính từ đầu năm đến hết nửa đầu tháng 2.2017, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 20,22 tỉ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước đạt gần 21,43 tỉ USD, tăng 31,7%. Lũy kế từ đầu năm cả nước nhập siêu 1,21 tỉ USD. “Nhập siêu quay trở lại với mức khá cao, chứng tỏ nhu cầu ngoại tệ của khu vực doanh nghiệp (DN) nhập khẩu đang tăng lên, gây sức ép nhất định lên tỷ giá”, ông Lực nói.
Chia sẻ quan điểm này, tổng giám đốc một NH cổ phần cho biết, sau tết các DN bắt đầu quay trở lại làm ăn, nhu cầu thanh toán tiền hàng nhập khẩu nguyên, nhiên liệu tăng. Tuy nhiên, nhu cầu này không quá lớn so với nguồn thanh khoán ngoại tệ tương đối dồi dào từ phía các NH. “Động thái đẩy giá USD tăng nhẹ những ngày qua là nằm trong xu hướng chung của cả thế giới khi chỉ số đồng bạc xanh trong tháng 2 tăng giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt trong rổ tiền tệ thế giới”, lãnh đạo NH trên nhìn nhận.
“Bốc thuốc” sớm
 
 
Cắt 'cơn sốt' usd - ảnh 1
Linh hoạt tỷ giá trung tâm với liều lượng tăng giảm vừa đủ và khá sớm; cùng với đó, việc siết hoạt động của các đầu nậu tại chợ đen trong tiến trình chống đô la hóa… chắc chắn giúp NHNN có thể giữ được sợi cương con ngựa bất kham, cắt được cơn sốt tỷ giá, loại bỏ được nhu cầu găm giữ, đầu cơ của đội lái trên thị trường

Cắt 'cơn sốt' usd - ảnh 2
 
PGS-TS Ngô Trí Long
 

Sức ép tỷ giá liên tục tăng nhiệt khiến thị trường dấy lên lo ngại đồng USD khan hiếm, cung – cầu USD bất ổn, tỷ giá sẽ lao như con ngựa bất kham. Nhưng phân tích từ cả các chỉ số kinh tế vĩ mô và diễn biến thị trường ngoại hối cho thấy, đợt tăng này không có gì đáng ngại. Trước kia, mỗi lần tỷ giá biến động, giá USD chợ đen thường lập tức tăng vọt và cao hơn rất nhiều so với các NH. Tuy nhiên, lần này lại khác, giá USD chợ đen chỉ đủng đỉnh đi lên và đặc biệt, nhiều thời điểm thấp hơn rất nhiều so với các NH niêm yết. Điều đó chứng tỏ, người dân không có nhu cầu cao đối với ngoại tệ, nguồn cung cũng không hề khan hiếm.

Trong hệ thống NH, việc tăng giá, như đã nói ở trên, nguyên nhân chính do tác động từ thị trường thế giới và nhu cầu thanh toán tiền hàng quý 1/2017. Nhu cầu này không lớn nếu so sánh với nguồn cung khá dồi dào hiện nay. Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, dù cán cân thương mại bị nhập siêu nhưng cán cân thanh toán tổng thể vẫn thặng dư. Trong đó nguồn kiều hối trên 10 tỉ USD, vốn đầu tư nước ngoài FDI đăng ký 2 tháng đầu năm 3,4 tỉ USD, đầu tư gián tiếp (FII) vẫn tăng mạnh. Đó là chưa kể trong tay NHNN hiện vẫn còn nguồn dự trữ ngoại hối lên tới hơn 40 tỉ USD.
Bên cạnh đó, nguyên Thống đốc NHNN, TS Cao Sĩ Kiêm cho rằng điểm tích cực trong đợt biến động tỷ giá lần này là việc NHNN ra tay “bốc thuốc” khá sớm. Với cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm hằng ngày, cơ quan này dự báo diễn biến bất lợi của đồng USD để tăng tỷ giá trung tâm nhằm chống sốc cho tỷ giá. Ngày hôm qua tỷ giá trung tâm quay đầu được kéo giảm xuống 4 đồng. “Thị trường phản ứng khá tích cực, đồng USD lập tức hạ nhiệt và chắc chắn khó tạo ra những cú sốc trong thời gian tới”, TS Kiêm nhận định.
Phân tích trên cho thấy, biến động của tỷ giá thời gian qua chủ yếu do yếu tố tâm lý thị trường về tình huống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể tăng lãi suất thêm hai lần nữa trong năm 2017, thậm chí được chờ đợi ở kỳ họp gần kề ngày 14.3 tới. Nhưng lý do này cũng không thực sự quá đáng lo. Bởi hiện tại lãi suất huy động USD vẫn được NHNN khống chế ở mức trần 0%/năm. Trong khi đó, lãi suất tiền gửi VND tuỳ các kỳ hạn nhưng bình quân vẫn 5 -6%/năm. Chênh lệch lãi suất “USD – đồng” vẫn duy trì ở mức lớn như vậy có lợi cho việc nắm giữ VND. Để đảm bảo được “độ chênh” này, quyết định của cơ quan điều hành được đưa ra từ khá sớm. Trong quãng thời gian đầu năm, NHNN đã trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền về, tránh dư nguồn VND quá lớn. Trước tết, số dư bơm ra qua kênh cầm cố từng lên tới khoảng 250.000 tỉ đồng, thì đến nay đã được hút về còn khoảng 88.400 tỉ đồng. Cùng đó, gần 50.000 tỉ đồng đã được thấm bớt qua kênh tín phiếu. Sự can thiệp này đã lập tức đưa lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại hai phiên gần đây; lãi suất VND qua đêm sau khi rơi thẳng xuống dưới 2%/năm đã bật mạnh lên 3,28%/năm, kéo theo lãi suất huy động VND trên thị trường ổn định và có lợi hơn so với USD.
“Linh hoạt tỷ giá trung tâm với liều lượng tăng giảm vừa đủ và khá sớm; cùng với đó, việc siết hoạt động của các đầu nậu tại chợ đen trong tiến trình chống đô la hoá… chắc chắn giúp NHNN có thể giữ được sợi cương con ngựa bất kham, cắt được cơn sốt tỷ giá, loại bỏ được nhu cầu găm giữ, đầu cơ của đội lái trên thị trường”, chuyên gia kinh tế, PGS-TS Ngô Trí Long nhận định.

 

Anh Vũ