10/01/2025

Loạn giá trái cây ngoại

Chưa bao giờ thị trường xuất hiện nhiều trái cây nhập ngoại như hiện nay. Cùng một chủng loại, xuất xứ, kích cỡ nhưng giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ… chênh nhau từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đồng.

 

Loạn giá trái cây ngoại

Chưa bao giờ thị trường xuất hiện nhiều trái cây nhập ngoại như hiện nay. Cùng một chủng loại, xuất xứ, kích cỡ nhưng giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ… chênh nhau từ hàng chục đến hàng trăm ngàn đồng.



Trái cây ngoại đa dạng chủng loại tại các siêu thị /// Ảnh: Ngọc Dương

Trái cây ngoại đa dạng chủng loại tại các siêu thịẢNH: NGỌC DƯƠNG

Các loại trái cây có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái, Hàn, Nhật, đến Pháp, Mỹ, New Zealand, Nam Phi… đều có mặt tại thị trường VN. Và sự loạn giá cả trái cây ngoại đang khiến người tiêu dùng hoang mang, thậm chí lo lắng, nghi ngờ về chất lượng của sản phẩm.
Loạn giá, loạn chất lượng
Đơn cử, cùng một loại nho đen không hạt có xuất xứ Nam Phi, giá bán trong hệ thống siêu thị Vinmart là 189.000 đồng/kg nhưng ở siêu thị BigC chỉ 150.000 đồng/kg, tại Citimart 146.000 đồng/kg, chênh nhau đến hơn 43.000 đồng/kg. Với loại trái cây cao cấp như cherry, mức chênh lệch còn “khủng” hơn. Nếu ở Co.opmart bán 555.000 đồng/kg thì tại siêu thị Sunflower Mart giá niêm yết lên tới 670.000 đồng, còn tại chợ An Đông (Q.5) cũng loại cherry này có giá 380.000 đồng/kg. Nghĩa là chỉ cách nhau chưa đầy 2 km, 1 kg cherry giữa 2 siêu thị đã chênh lệch tới 115.000 đồng, giá siêu thị lại đắt hơn giá ngoài chợ từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. 

 
 
Loạn giá trái cây ngoại - ảnh 1
Tôi vẫn thường nói một câu ngắn gọn với khách hàng là người mua nhầm chứ bán không bao giờ nhầm. Cherry đóng thùng của New Zealand khi nào cũng ngon, ngọt, mọng nước và hàm lượng vitamin nhiều hơn cherry của Úc và Trung Quốc và giá thường cao hơn hàng Úc và Trung Quốc. Nhưng trên thị trường, có mấy ai phân biệt rạch ròi được 3 loại cherry có 3 xuất xứ đó, trong khi giá lại chênh nhau gấp 3 lần
Loạn giá trái cây ngoại - ảnh 2
 
Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh(Q.8, TP.HCM), chuyên nhập khẩu và kinh doanh sỉ, lẻ trái cây ngoại
 


Theo khảo sát của chúng tôi, có nhiều loại trái cây hoàn toàn không hề có sự khác nhau về chủng loại, kích cỡ, xuất xứ song giá bán mỗi nơi “tùy hỉ”. Chẳng hạn, trái kiwi xanh tại BigC 70.000 đồng/kg, Citimart là 75.000 đồng/kg, tại cửa hàng trái cây L.T trên đường Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM) treo giá tới 120.000 đồng/kg, cao hơn 50.000 đồng/kg. Tương tự, táo Juliet Organic (Pháp) của shop chuyên bán trái cây ngoại nhập Trinh Nguyễn (Phạm Thế Hiển, Q.8, TP.HCM) giá 135.000 đồng/kg nhưng tại các cửa hàng cũng bán trái cây nhập trên đường Hai Bà Trưng (Q.3, TP.HCM) và chợ Bến Thành (Q.1, TP.HCM), loại táo này có giá từ 150.000 – 186.000 đồng/kg, chênh nhau 51.000 đồng/kg.
Câu chuyện về táo, lê còn phức tạp hơn. Trước thực trạng người dân lo lắng về táo, lê Trung Quốc được phun, ủ hóa chất bảo quản độc hại, các siêu thị cho nhập khẩu “muôn loại” táo từ Pháp, Mỹ, Nhật, Canada… và theo đó, giá cả cũng “loạn” theo. Tại BigC, táo Gala Mỹ giá 60.000 đồng/kg nhưng sang một siêu thị khác, giá đã “nhảy” lên 90.000 đồng/kg. Nếu táo Gala Pháp ở BigC 40.000 đồng/kg thì tại Citimart là 70.000 đồng/kg. Tại cửa hàng trên đường Hai Bà Trưng, táo Fuji Nhật là 65.000 đồng/kg trong khi đó ở Citimart, sau khi đã được khuyến mãi thì mức “giá sốc” còn lại là 110.000 đồng/kg, cao gần gấp đôi. Nếu trong siêu thị còn phân biệt táo loại này, loại kia thì các sạp trái cây ngoài chợ, táo nhập khẩu nói chung đều được người bán giới thiệu gọn lỏn “táo Mỹ” và đồng giá 80.000 đồng/kg, tương tự với táo Nhật là 60.000 đồng/kg.
Với lê cũng vậy, các nhà nhập khẩu nhanh chóng chọn mặt hàng lê mới có xuất xứ từ Hàn Quốc thay thế lê của Trung Quốc. Và quả lê Hàn Quốc, vỏ màu nâu sậm, ngọt, nhiều nước, ít cát… đã nhanh chóng lấy lòng được người tiêu dùng Việt từ khoảng nửa năm nay. Tuy nhiên, sản phẩm này nay cũng rơi vào vòng xoáy loạn giá. Khảo sát của chúng tôi tại các siêu thị Vinmart, Co.opMart, BigC… cho thấy, giá lê xuất xứ từ Hàn Quốc dao động từ 65.000 – 80.0000 đồng/kg nhưng tại Sunflower Mart, giá lên tới 130.000 đồng/kg. Tạt vào một cửa hàng chuyên bán trái cây trên đường Nguyễn Thái Học (Q.1, TP.HCM), chủ cửa hàng cũng hét tới 120.000 đồng/kg vì “siêu thị không tươi bằng cửa hàng nên thường giá trái cây ở siêu thị rẻ hơn”. Như vậy, chỉ với 1 kg lê Hàn Quốc, giá chênh nhau cũng lên tới 40.000 – 50.000 đồng/kg tùy nơi.
Mức giá quá chênh lệch giữa các siêu thị với nhau và giữa siêu thị với các cửa hàng trái cây, với các chợ đang khiến người tiêu dùng hoang mang. Chị H., thường mua trái cây ngoại cho gia đình, nói vì vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, 2 – 3 năm nay gia đình chị chuyển hoàn toàn từ trái cây nội sang trái cây ngoại và địa chỉ tin dùng duy nhất là siêu thị. “Vẫn biết hệ thống siêu thị khác nhau thì giá cũng khác nhau nhưng cùng chủng loại, cùng xuất xứ, cùng kích cỡ mà siêu thị này bán giá gần gấp đôi siêu thị kia là sao? Chỗ này bán đắt hay chỗ kia bán hàng dỏm? Người tiêu dùng như chúng tôi thật không biết làm thế nào để phân biệt. Chỉ sợ mua mắc mà vẫn bị hàng chất lượng kém thì thiệt cả tiền, hại cả sức khoẻ”- chị H. nói.
“Gót asin” của người tiêu dùng
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh (Q.8, TP.HCM), chuyên nhập khẩu và kinh doanh sỉ, lẻ trái cây ngoại tại TP.HCM, giá bán trái cây trên thị trường đang dựa vào tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng tại phân khúc cao cấp, thấp cấp… hơn là giá gốc cộng thêm chi phí và tiền lãi. Chẳng hạn, trái cây tại Q.1, dù có bán ngoài vỉa hè không tốn tiền thuê mướn mặt bằng, nhưng giá luôn cao hơn giá trái cây bán trong cửa hàng máy lạnh tại Q.8 hay Q.Thủ Đức vì tâm lý “xa hoa Q.1”. Cũng theo bà Trinh, một yếu tố được coi là “gót asin” của người tiêu dùng nội là tâm lý sính ngoại. 

 
 
Trái cây trong nước cũng chênh lệch giá
Không chỉ trái cây nhập ngoại, ngay cả các loại trái cây trong nước cũng có sự chênh lệch giá rất nhiều. Cùng loại bưởi da xanh, các cửa hàng trái cây ngoài chợ Xóm Chiếu, chợ Hãng Phân (Q.4, TP.HCM) có giá dao động từ 75.000 – 80.000 đồng/kg. Tại Big C, bưởi da xanh nguyên trái ruột hồng chỉ 48.000 đồng/kg; tại Coopmart, bưởi da xanh loại 1 giá cũng chỉ 65.500 đồng/kg nhưng chỉ nửa trái bưởi da xanh đã lột vỏ (0,580 gr) trong hệ thống Sunflower Market có giá tới 150.220 đồng, tức gần 300.000 đồng/kg. Hay với dứa, bất cứ ai cũng dễ dàng mua một trái dứa ngọt với giá 15.000 đồng ngoài chợ nhưng nửa quả dứa tại Sunflower Market (siêu thị trong toà nhà cao cấp) ngày hôm qua 18.2 được niêm yết tới 32.000 đồng, đắt gấp 4 lần.

 


“Tôi vẫn thường nói một câu ngắn gọn với khách hàng là người mua nhầm chứ bán không bao giờ nhầm. Cherry đóng thùng của New Zealand khi nào cũng ngon, ngọt, mọng nước và hàm lượng vitamin nhiều hơn cherry của Úc và Trung Quốc và giá thường cao hơn hàng Úc và Trung Quốc. Nhưng trên thị trường, có mấy ai phân biệt rạch ròi được 3 loại cherry có 3 xuất xứ đó, trong khi giá lại chênh nhau gấp 3 lần. Cherry New Zealand chúng tôi bán 600.000 đồng/kg, nhiều cửa hàng siêu thị lấy lại bán 700.000 – 850.000 đồng/kg. Trong khi cherry Úc giá tầm 450.000 đồng/kg và Trung Quốc tầm 200.000 đồng/kg cũng đã có lời. Tôi biết rất rõ nhiều người gắn mác Úc vào cherry Trung Quốc để ăn lời gấp đôi và thậm chí gấp 3 nếu gắn mác New Zealand”, bà Trinh nói thẳng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Sơn (chợ đầu mối nông sản Thủ Đức), cũng chuyên nhập khẩu trái cây và các loại thực phẩm ngoại nhận xét: “Ngay chính trong một vài siêu thị cũng bị nhầm xuất xứ trái cây bởi hoàn toàn tin tưởng vào nhà cung cấp”. Ông Sơn giải thích, thường có một nhà cung cấp chuyên mua thu gom trái cây từ các nhà nhập khẩu, hoặc từ các vườn nếu trái cây nội, rồi phân phối lại cho các hệ thống siêu thị, chứ các siêu thị ít khi mua trực tiếp từ các nhà nhập khẩu.
Giá bán ra lại tùy mỗi siêu thị chênh lệch lớn vì có siêu thị cộng thêm 20% nhưng có siêu thị cộng đến 30 – 35%/giá đầu vào. Rồi những siêu thị nhỏ lẻ đôi khi phải mua từ đại lý cấp 2, giá cả cũng đội lên. Tuy nhiên, ông Sơn cũng cho rằng, quản lý thị trường trong lĩnh vực trái cây vẫn còn yếu.
“Ngay các đơn vị quản lý thị trường phải nắm rõ xuất xứ hàng h và giá gốc tại đầu mối mới quản lý được. Nếu họ kiểm tra, phát hiện cửa hàng hay xe đẩy đó bán hàng Trung Quốc mà “hét” hàng Mỹ phải phạt nặng. Hoặc thấy giá gốc 10 đồng, người bán 30 đồng, phải hỏi hoá đơn chứng từ… Những việc đó không khó, nếu quản tốt sẽ giảm tình trạng loạn giá như hiện nay”, ông Sơn hiến kế.
“Chi phí trữ trái cây nhập tại các siêu thị thường được cộng vào trong giá bán nên giá trái cây tại các siêu thị thường cao hơn bán tại cửa hàng với sản phẩm cùng loại. Chẳng hạn, tại các cửa hàng trái cây, thường lấy số lượng ít, vài ba thùng/lần nên hàng tồn để bán giảm giá không nhiều, chi phí hàng tồn cũng không cao. Ngược lại, các siêu thị muốn phải có lượng trái cây lớn để đổ đống ra, bắt mắt người tiêu dùng phải mua hàng chục, thậm chí hàng trăm thùng cho một loại trái cây. Nhưng người mua cũng bấy nhiêu, nên các chi phí mà siêu thị buộc phải cộng vào trong giá thành bao gồm: lượng hàng bị hỏng, trái cây cũ và chi phí dự trữ trong kho lạnh…”, chị Trinh lý giải vì sao giá bán giữa cửa hàng lẻ và siêu thị lại chênh nhau với cùng sản phẩm, xuất xứ.
Đánh tráo xuất xứ
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, tình trạng loạn giá trái cây nói chung trên thị trường xuất phát từ 3 lý do: chi phí nhập khẩu, mua vào của mỗi đơn vị mỗi khác, tâm lý người tiêu dùng thích dùng những loại trái cây mới từ xứ ôn đới và niềm tin của người tiêu dùng vào vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong đó, theo ông Nguyễn Minh Phong, yếu tố niềm tin người tiêu dùng liên quan đến an toàn thực phẩm là quan trọng nhất. “Thực tế, người tiêu dùng Việt lâu nay mất niềm tin vào các sản phẩm rau củ quả trôi nổi của trong nước và Trung Quốc, cứ luôn nghĩ quả nho của Mỹ chắc chắn an toàn hơn nho Trung Quốc. Thế nên mới có câu chuyện nho Trung Quốc đội lốt nho Mỹ bán ngập đường, cherry Trung Quốc được gắn xuất xứ hàng từ Úc, cam Úc lại gắn nhãn cam Nam Phi, quýt Trung Quốc gắn mác quýt Thái… Chính vì mất niềm tin nên thị trường đang “đáp ứng” niềm tin cho chúng ta bằng những màn đánh tráo xuất xứ như vậy”, ông Minh Phong bình luận.
Loạn giá trái cây ngoại - ảnh 3

Loạn giá trái cây nhập ngoại khiến người tiêu dùng hoang mangẢNH: NGỌC DƯƠNG

Đồng quan điểm, bà Trinh cũng cho rằng, tâm lý sợ ăn phải trái cây độc hại và không đủ hàm lượng vitamin cần thiết là có. Thực tế, có rất nhiều loại trái cây trong nước rất ngon, được nhiều thị trường phát triển tín nhiệm như xoài, thanh long, bưởi năm roi, bưởi da xanh, vú sữa, nhãn lồng, vải… nhưng hầu như ít được yêu chuộng bằng trái cây ngoại nhập. “Chuối của VN rất ngon, không nhiều bột như chuối Philippines, nhưng tại sao trong siêu thị nhiều người vẫn mua chuối bột này với giá cao gấp 3 lần? Họ sính ngoại hay họ sợ an toàn vệ sinh? Thông tin chuối, mít ngâm tẩm hóa chất của chính người Việt đâu đó lan tràn trên mạng đang “giết” trái cây nội. Tôi nghĩ vấn đề này liên quan đến nhà quản lý. Tại sao chúng ta không quản lý được vấn đề ngâm tẩm, phun, ủ hoá chất của những nhà vườn với sự tiếp tay từ thương lái là người Việt và Trung Quốc”, bà Trinh phân tích.
Trái cây nhập khẩu từ Mỹ, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, New Zealand… chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và đặc biệt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được bảo đảm nên được ưa chuộng là điều dễ hiểu. Nhưng thị trường đang lợi dụng tâm lý này và niềm tin bị đánh mất từ trái cây nội, trái cây Trung Quốc để làm loạn giá, loạn chất lượng trái cây ngoại nhập. Nếu không quản lý chặt, người tiêu dùng tiếp tục bị móc túi và “móc” cả sức khoẻ nếu mua phải trái cây giá ngoại bị đánh tráo xuất xứ.
Không hẳn là tâm lý sính ngoại
Cũng nên công bằng với người tiêu dùng và đừng áp đặt họ vào tâm lý sính ngoại. Thực tế, vấn đề là sạch hay không sạch? Người tiêu dùng đang nuôi dưỡng niềm tin rằng, sản phẩm của các nước tiên tiến tất nhiên an toàn và tốt hơn hàng nội địa. Họ “sính ngoại”, nếu có, vì họ mất niềm tin, họ không tin vào sản phẩm có thể đang đe doạ sức khỏe của họ và người thân. Chúng ta không thể đánh đồng. Nhưng việc trái cây ngoại loạn giá, khiến người tiêu dùng hoang mang, người bán lại tranh thủ đánh tráo xuất xứ trái cây để trục lợi… phần lớn là vai trò trách nhiệm của những nhà quản lý. Cụ thể quản lý lĩnh vực nhập, mua bán, sử dụng thuốc trừ sâu, hoá chất bảo quản trái cây…
Ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

 

H.Nga – Hà Mai