11/01/2025

Sim rác vẫn bán công khai

Gần 4 tháng trôi qua kể từ khi triển khai thu hồi sim điện thoại kích hoạt sẵn, tại nhiều tỉnh, thành việc mua sim dạng này vẫn khá dễ dàng.

 

Sim rác vẫn bán công khai

Gần 4 tháng trôi qua kể từ khi triển khai thu hồi sim điện thoại kích hoạt sẵn, tại nhiều tỉnh, thành việc mua sim dạng này vẫn khá dễ dàng.



Sim rác vẫn được bày bán công khai tại TP.HCM
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Sim rác vẫn được bày bán công khai tại TP.HCMẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Mạng nào cũng có
Những ngày vừa qua, khi PV tìm đến một số cửa hàng bán điện thoại, phụ kiện để hỏi mua sim được kích hoạt sẵn (hay còn gọi là sim rác), mặc dù một số chủ cửa hàng tỏ vẻ thận trọng hơn trước nhưng vẫn cung cấp danh sách gồm vài trăm số điện thoại để khách hàng lựa chọn của cả ba nhà mạng lớn nhất gồm Vinaphone, MobiFone và Viettel. Các loại sim được kích hoạt sẵn có nhiều mức giá khác nhau, từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng, 150.000 đồng… với số tiền có sẵn trong tài khoản là 100.000 đồng, 130.000 đồng hay cao hơn.
Chủ một cửa hàng điện thoại trên đường 3 Tháng 2, Q.10, TP.HCM thừa nhận từ cuối năm 2016 đến nay, nhà mạng đã khoá rất nhiều sim được kích hoạt sẵn nên một số điểm bán thừa cơ tăng giá. Ví dụ theo một điểm bán trên đường Nguyễn Phúc Nguyên, Q.3, TP.HCM, loại sim của MobiFone hiện có giá 80.000 đồng (trong tài khoản có 130.000 đồng) thì trước đây chỉ bán với giá 50.000 đồng.
 
 
Sim rác vẫn bán công khai - ảnh 1
Dù đã có các biện pháp mạnh nhưng cơ quan quản lý cần có giải pháp tổng thể và quyết liệt hơn. Ví dụ cần quy định rõ về trách nhiệm giữa các nhà mạng và công ty cung cấp nội dung qua các đầu số. Từ đó các đơn vị cũng sẽ có trách nhiệm hơn để cân bằng giữa lợi ích của mình và quyền lợi của khách hàng

Sim rác vẫn bán công khai - ảnh 2
 
ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Công ty BKAV
 

Do nhu cầu sử dụng sim kích hoạt sẵn vẫn cao nên nhiều cửa hàng tại TP.HCM vẫn lấy lại sim từ các tỉnh, thành khác. Các điểm bán đều khẳng định các sim này sử dụng bình thường. Tuy nhiên nếu muốn sử dụng lâu dài thì nên đăng ký lại thông tin chính chủ bởi hằng tháng các nhà mạng có đợt rà soát và nếu nghi ngờ thông tin đăng ký sở hữu sim không chính xác thì sẽ khoá số.

Theo Bộ Thông tin – Truyền thông (TT-TT), tính đến hết tháng 1.2017, các doanh nghiệp viễn thông đã khoá gần 18 triệu sim kích hoạt sẵn. Tuy nhiên, Cục Viễn thông (Bộ TT-TT) sau khi kiểm tra cũng cho biết tình trạng mua bán sim kích hoạt sẵn vẫn diễn ra công khai và dễ dàng. Thông tin cho biết khi các cán bộ của Cục Viễn thông đến trực tiếp các đại lý, điểm bán đã phát hiện việc mua bán sim kích hoạt sẵn khá đơn giản. Đặc biệt trong chiều 8.2 chỉ tại một vài đại lý đã có thể mua được số lượng lớn đến vài trăm sim kích hoạt sẵn của Viettel. Viettel cho biết đã mời Bộ Công an vào cuộc điều tra nguồn gốc những sim đã kích hoạt sẵn mà Cục Viễn thông phát hiện.
Sẽ khó dứt điểm SIM rác và tin nhắn rác
Như vậy, sau gần 4 tháng ra tay ngăn chặn sim rác, tình trạng này vẫn còn tiếp diễn. Theo quy định về quản lý thuê bao di động trả trước hiện hành, các đại lý vẫn được phép làm điểm đăng ký sim trả trước cho khách hàng. Vì thế, đại lý có thể dùng CMND giả để đăng ký thông tin thuê bao trả trước. Còn các nhà mạng định kỳ hằng tháng sau khi phát hiện những thuê bao đăng ký thông tin không chính xác hoặc nghi ngờ giả thông tin thì mới có thể kiểm tra hoặc xóa số… Nghĩa là các nhà mạng luôn chạy sau đại lý nên sẽ khó chấm dứt tình trạng sim kích hoạt sẵn trên thị trường. Đây là kẽ hở khiến sim rác khó chấm dứt hoàn toàn.
Trong báo cáo cuối năm 2016, BKAV cũng nhận định: Những biện pháp chống tin nhắn rác đến từ các cơ quan quản lý và nhà mạng trong thời gian qua đã có những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn cần thời gian để kiểm chứng hiệu quả. Theo kết quả từ chương trình đánh giá an ninh mạng 2016 của Bkav vẫn còn tới 74% người dùng cho biết họ vẫn bị làm phiền bởi tin nhắn rác. Cụ thể, lượng spam từ sim rác đã giảm so với năm 2015. Tuy nhiên, spam đến từ các đầu số tổng đài, đầu số dịch vụ lại tăng, khiến cho tổng lượng tin nhắn rác lưu thông trên mạng không giảm nhiều. Thống kê của Bkav cho thấy trung bình cứ 2 người sử dụng thì vẫn có 1 người nhận được tin nhắn rác mỗi ngày.
Theo ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Công ty BKAV, sim rác vẫn là thủ phạm chính gây nên nạn tin nhắn rác và cả cuộc gọi rác trong thời gian qua. Số tiền có sẵn khá cao trong tài khoản sim này là công cụ để quảng bá, quảng cáo khá rẻ cho những người làm dịch vụ và buôn bán khi có nhu cầu tìm khách hàng. Thậm chí người dùng có thể mua cùng lúc nhiều sim và gài vào cùng một thiết bị như máy tính, chỉ cần bấm nút là hàng trăm, hàng chục ngàn tin nhắn được phát tán đi. Trong số đó chỉ cần có vài khách hàng phản hồi là xem như thành công. Bởi vậy việc ngăn chặn sim rác phải được xử lý triệt để mới góp phần làm giảm nạn tin nhắn khủng bố người dùng điện thoại. “Dù đã có các biện pháp mạnh nhưng cơ quan quản lý cần có giải pháp tổng thể và quyết liệt hơn. Ví dụ cần quy định rõ về trách nhiệm giữa các nhà mạng và công ty cung cấp nội dung qua các đầu số. Từ đó các đơn vị cũng sẽ có trách nhiệm hơn để cân bằng giữa lợi ích của mình và quyền lợi của khách hàng”, ông Ngô Tuấn Anh nói.
Đồng quan điểm, TS Võ Văn Khang, Phó chủ tịch Chi hội An toàn thông tin phía nam, nhận định dưới góc độ người dùng thì bản thân ông nhận thấy thời gian gần đây lượng tin nhắn rác đã giảm khá nhiều. Tuy nhiên vẫn còn đó lượng thông tin spam từ các đầu số đích danh, từ các công ty dịch vụ… Vì vậy, TS Khang cho rằng bên cạnh việc giải quyết triệt để chuyện sim rác thì cần có chế tài chặt chẽ hơn, ngay cả đối với những sim có đăng ký thuê bao chính xác. Ví dụ nếu bị phản ánh số điện thoại có phát tán tin nhắn rác, spam người khác thì sau khi phát hiện, bên cạnh việc khóa số trong một thời gian như hiện nay thì thông tin của khách hàng đó cũng sẽ không được đăng ký sim mới trong một thời gian…
Theo cam kết của 5 nhà mạng di động tại VN ký với Bộ TT-TT, từ ngày 1.11.2016, tất cả các sim thuê bao (KIT) kích hoạt mới từ ngày lưu thông trên thị trường (trên tất cả các kênh phân phối) đều là KIT 0 đồng, không có tiền và lưu lượng trong bất kỳ tài khoản nào trước khi nạp thẻ lần đầu theo đúng quy định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ tự rà soát xác định sim kích hoạt sẵn trên kênh phân phối, triển khai các biện pháp phối hợp với các đại lý/điểm bán để có biện pháp xử lý, thu hồi một cách hiệu quả, hoàn thành trước ngày 15.12.2016. Đồng thời người đứng đầu các doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ TT-TT về việc thực hiện thu hồi sim kích hoạt sẵn.

 

Mai Phương