12/01/2025

Sữa, dược phẩm, thịt heo từ EU đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định thương mại tự do VN – EU sẽ giúp xuất khẩu của VN sang EU ước tăng 50% vào năm 2020. Nhưng sữa, dược phẩm, thịt heo… từ EU sẽ tăng cường tiếp cận VN nhờ giảm thuế…

 

Sữa, dược phẩm, thịt heo từ EU đến Việt Nam nhiều hơn

Hiệp định thương mại tự do VN – EU sẽ giúp xuất khẩu của VN sang EU ước tăng 50% vào năm 2020. Nhưng sữa, dược phẩm, thịt heo… từ EU sẽ tăng cường tiếp cận VN nhờ giảm thuế…

 

 

 

Sữa, dược phẩm, thịt heo từ EU đến Việt Nam nhiều hơn
Theo các chuyên gia, nhiều ngành như dệt may, xuất khẩu nông sản… cần chuẩn bị để hội đủ điều kiện nhận được ưu đãi trong EVFTA. Các ngành sữa, rượu, dược phẩm… cũng cần chuẩn bị trước sự cạnh tranh của hàng EU. Trong ảnh: sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của một doanh nghiệp tại Hà Nội – Ảnh: Việt Hà

Đó là chia sẻ của ông Michael Behrens – chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại VN (EuroCham). Hiệp định TPP tạm dừng, ông Michael Behrens cho rằng VN cần quan tâm hơn tới Hiệp định thương mại tự do EU – VN (EVFTA) vì những lợi ích và thách thức từ EVFTA ngày càng thực tế hơn. Ông Michael Behrens nói:

– Chỉ còn gần 1 năm nữa, EVFTA sẽ có hiệu lực. Tôi cảm nhận VN dường như dành quan tâm cho EVFTA ít hơn so với TPP. Từ tháng 1-2017, khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh Mỹ rút khỏi TPP, mọi thứ đã thay đổi.

Các lợi ích mà EVFTA đem lại là rất rõ ràng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng thương mại giữa VN và EU cũng như đưa mối quan hệ này trở thành đối tác bền vững, phát triển lâu dài.

Nông sản, cà phê VN
được lợi

* Thị trường hàng hóa, tiêu dùng sẽ có những thay đổi gì khi EVFTA bắt đầu được thực thi, thưa ông?

– Theo cam kết, EU đã đồng ý loại bỏ thuế quan đối với 84% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ VN, đây là cơ hội để đẩy mạnh hàng hóa VN vào thị trường này. Các mặt hàng VN được thị trường EU đánh giá cao và tiếp tục nhập khẩu trong thời gian tới là nông sản như tiêu, cà phê, dệt may, da giày…

Đặc biệt, EU sẽ loại bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm trong lĩnh vực dệt may và da giày trong khoảng thời gian 5-7 năm, với một quy tắc chuyển đổi kép và sẽ cho phép VN nhập khẩu vải để sản xuất từ các nước có FTA với EU vẫn được hưởng thuế ưu đãi.

Ngược lại, thời gian tới có thể các sản phẩm rượu các loại, thịt heo đông lạnh, sữa, dược phẩm từ EU vào VN cũng sẽ tăng lên nhờ hàng rào thuế giảm.

* Người Việt quan tâm hơn tới TPP vì lợi ích cũng như thách thức khá lớn. Với EVFTA thì thế nào?

– Nghiên cứu của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu, một dự án EU đang được triển khai ở Hà Nội, đánh giá EVFTA sẽ đóng góp bình quân 7-8% vào mức tăng trưởng kinh tế VN mỗi năm, các phúc lợi đạt được từ hiệp định sẽ ở mức 2,2 tỉ USD vào năm 2020 và sẽ tăng lên 4,1 tỉ USD vào năm 2025.

Riêng nhờ EVFTA, lương thực tế cho lao động không tay nghề của VN dự kiến sẽ tăng 3% do thay đổi động lực thị trường. Xuất khẩu của VN sang thị trường EU cũng ước tăng 50% vào năm 2020. Nhưng nhập khẩu VN từ EU dự kiến cũng tăng đáng kể, khoảng 43% tính đến năm 2020.

Bên cạnh đó, EVFTA cũng sẽ mở ra các cơ hội đầu tư mới của EU trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, bất động sản, logistics và cả trong các lĩnh vực mới nổi như: công nghiệp xanh, thương mại điện tử, ngành công nghiệp sáng tạo…

Lợi thế không chờ VN

* Các mặt hàng xuất khẩu của VN sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực ASEAN nhờ EVFTA?

– Cho đến nay, trong khu vực ASEAN, VN vẫn dẫn đầu các hợp tác với EU. Singapore cũng có FTA với EU nhưng việc thực thi hiệp định tự do vẫn là câu hỏi lớn. VN với một nền kinh tế có dân số gần 100 triệu người, với các lĩnh vực hợp tác toàn diện và tiềm năng rất lớn sẽ là nền kinh tế kết nối EU với những láng giềng.

Nhưng các nước như Malaysia, Philippines và Indonesia gần đây cũng bắt đầu các cuộc đàm phán để có những thoả thuận riêng với EU.

* Vậy ông kỳ vọng gì vào quan hệ thương mại VN – EU trong năm 2017? Liệu đầu tư trực tiếp vào VN từ EU có tăng lên dù không còn TPP?

– Năm 2017 thật sự là thời điểm chúng ta cần phải đối thoại, bàn bạc và thảo luận về tác động của EVFTA. EVFTA đang trở thành hiện thực với tầm quan trọng không thể phớt lờ. Thủ tướng VN xác định phát triển bền vững là mục tiêu của VN và chúng tôi hoàn toàn tin vào điều này.

Trong khảo sát môi trường kinh doanh của VN gần đây, các thành viên của EuroCham rất lạc quan về triển vọng kinh tế trong tương lai của VN. Và chúng tôi hi vọng sẽ tiếp tục đóng góp một phần quan trọng vào đà tăng trưởng này.

Tuy nhiên, điều này cần gắn với một bước ngoặt cải thiện môi trường kinh doanh ở VN.

Mở cửa với EU nên là mục tiêu “trọng đại”

* Theo ông, đến nay doanh nghiệp VN cũng như châu Âu đã có sự chuẩn bị tốt cho hiệp định EVFTA có hiệu lực trong năm tới?

– Đã đến lúc VN cần phải nhìn nhận EVFTA là mục tiêu “trọng đại” kế tiếp. Chúng ta cần lưu ý Liên minh châu Âu EU-28 là đối tác thương mại lớn thứ ba của VN về tổng khối lượng giao dịch thương mại (38 tỉ euro) và đối tác xuất khẩu thứ hai của VN.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), EU-28 cũng đứng thứ ba. Những xếp hạng này đang diễn ra bất chấp khoảng cách địa lý xa của EU cũng như trong điều kiện cạnh tranh với các nền kinh tế láng giềng của VN, cũng như với Trung Quốc và Ấn Độ.

N.BÌNH thực hiện