12/01/2025

Ông Trump và ‘trái đắng’ luật pháp

Hai tuần sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đang phải ngậm “trái đắng” và có lẽ là khó khăn lớn nhất từ trước đến nay đối với ông.

 

Ông Trump và ‘trái đắng’ luật pháp

Hai tuần sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đang phải ngậm “trái đắng” và có lẽ là khó khăn lớn nhất từ trước đến nay đối với ông.

 

 

 

Ông Trump và 'trái đắng' luật pháp
Tổng thống Trump đang đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ khi nhậm chức. Nó không đến từ một cá nhân cụ thể nào mà đến từ đặc trưng của hệ thống chính trị Mỹ – Ảnh: Reuters

Trước khi trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ, Donald Trump là người đứng đầu Tập đoàn Trump Organization – nơi mà tiếng nói của ông là cuối cùng và quyền lực nhất.

Một con người khó chấp nhận thất bại và hay chỉ trích người khác giờ đây đang phải đối mặt với một sự thật cay đắng: sắc lệnh cấm nhập cảnh đối với công dân 7 quốc gia có dân Hồi giáo chiếm đa số của ông bị một thẩm phán liên bang đình chỉ thực thi.

Thậm chí, nỗ lực của Bộ Tư pháp để bảo vệ và yêu cầu khôi phục ngay lập tức sắc lệnh đó cũng bị Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác bỏ chỉ vài giờ sau khi nộp đơn kháng cáo.

Cơ chế kiềm chế

Các nhà lập quốc Mỹ (founding fathers) đã đưa ra cơ chế “kiềm chế đối trọng” trong mô hình tam quyền phân lập – một mô hình mà quyền lực được chia thành 3 nhánh là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Mô hình này không phải là sản phẩm của nước Mỹ, song tính “kiềm chế đối trọng” và vận dụng mô hình này một cách thuần thục nhất lại là nước Mỹ.

Hiểu một cách nôm na “kiềm chế đối trọng” phản ánh sự nghi ngờ của các nhà lập quốc Mỹ rằng sẽ có một ngày nào đó một trong ba nhánh nói trên sẽ chiếm quyền lực nhiều hơn và lấn lướt hai nhánh còn lại mà hậu quả của nó là quyền lực nhân dân bị 
ảnh hưởng.

Hiến pháp Mỹ đã trao cho tổng thống – người đứng đầu nhánh hành pháp – rất nhiều quyền lực, trong đó bao gồm cả việc ra những sắc lệnh hành pháp (executive order) có giá trị pháp lý tương đương các đạo luật của quốc hội mà không cần cơ quan này thông qua.

Điều này tạo điều kiện cho các tổng thống có thể linh hoạt xử lý các vấn đề hệ trọng của đất nước, thay vì phải chờ cái gật đầu của quốc hội thông qua hình thức bỏ phiếu tại lưỡng viện.

Bản chất của lệnh cấm nhập cảnh ký ngày 27-1 là một “sắc lệnh hành pháp”, có hiệu lực pháp lý tương đương một đạo luật được quốc hội thông qua.

Tuy nhiên theo quy định, các toà án liên bang lại hoàn toàn có thể xem xét việc thực thi, thậm chí lật lại một đạo luật do quốc hội thông qua hay các sắc lệnh hành pháp của tổng thống nếu thấy nó có dấu hiệu vi hiến.

Vậy nên, phán quyết ngày 3-2 của thẩm phán liên bang James Robart về việc đình chỉ thực thi sắc lệnh cấm nhập cảnh trên toàn nước Mỹ là điều dễ hiểu và nó nằm trong thẩm quyền của ông cũng như trách nhiệm của nhánh tư pháp.

Lại chọn Twitter làm nơi trút giận

“Quan điểm của cái người được gọi là thẩm phán liên bang ấy thật lố bịch”, “thẩm phán mở cửa cho những kẻ khủng bố tiềm tàng”… là những từ mà người đứng đầu nước Mỹ dùng để chỉ thẩm phán liên bang James Robart, người đã lật ngược lại cái mà ông vừa đặt bút ký trước đó 7 ngày.

Thậm chí, ngay sau khi Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác yêu cầu của Bộ Tư pháp, ông Trump còn đi xa hơn khi nhấn mạnh rằng “nếu có chuyện tồi tệ gì xảy ra, hãy đổ thừa cho ông ta và hệ thống tòa án Mỹ” và “toà án đang làm mọi việc thêm khó khăn”…

Đó không còn đơn giản là những cáo buộc vu vơ, mà nó hết sức nguy hiểm khi đánh trực tiếp vào ngành tư pháp – nhánh quyền lực có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp của nước Mỹ.

Ông Trump hẳn đã rất bực bội trước phán quyết đó và chọn Twitter làm nơi “trút giận” như mọi khi. Nhưng khác với thời còn làm chủ tịch Trump Organization, Tổng thống Trump đã phạm phải một sai lầm cơ bản và có thể sẽ còn nghiêm trọng hơn nữa khi đã công kích một thẩm phán liên bang.

Nói như một giáo sư luật người Mỹ, ông ta yêu cầu các cá nhân phải tôn trọng quyền lực tổng thống của mình trong khi chính ông ta lại đang không tôn trọng thẩm quyền vốn có của cơ quan tư pháp.

Bản chất của những lời công kích ở đây không còn là chuyện riêng giữa ông Trump và thẩm phán Robart nữa mà nó là sự va chạm giữa hai nhánh hành pháp và tư pháp của nước Mỹ.

Theo nhận định của giới quan sát, sự việc có thể sẽ bị đẩy lên T án tối cao nếu Tòa phúc thẩm liên bang không chấp thuận hồi đáp của Bộ Tư pháp (sau khi bị Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9 bác kháng cáo đòi khôi phục ngay lập tức lệnh cấm nhập cảnh ngày 4-2, Bộ Tư pháp Mỹ có thời hạn đến 3h chiều 6-2, tức sáng 7-2 giờ Việt Nam, để hồi đáp liên quan đến quyết định này).

Hiện T phúc thẩm liên bang khu vực 9 đang củng cố hồ sơ và chờ các thông tin bổ sung từ các bang Washington, Minnesota cũng như Bộ Tư pháp.

Theo quy định, chỉ có T án tối cao Mỹ gồm 9 thẩm phán mới có quyền tuyên bố sắc lệnh của tổng thống là vi hiến. Nhưng nếu nhìn vào cơ cấu của T án tối cao Mỹ hiện nay, mới chỉ có 8 thẩm phán và vẫn còn trống 1 ghế – người có thể đóng vai trò quyết định trong trường hợp việc bỏ phiếu biểu quyết cho ra kết quả ngang 
bằng nhau.

100 tập đoàn nộp đơn kiện

Phán quyết ngày 3-2 của thẩm phán liên bang James Robart mở ra cơ hội tiếp tục đến Mỹ cho các công dân nằm trong 7 nước bị cấm trước đó. Trái ngược với niềm vui của những người vừa được cho phép lên máy bay hay đặt chân đến Mỹ, tâm lý của những người đã đến Mỹ là thận trọng và tiếp tục theo dõi sát các diễn biến, CNN cho biết.

Trước đó, theo Reuters, ngày 5-2, gần 100 tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ như Apple, Microsoft, Google, Facebook, Twitter, Intel… cũng đã nộp đơn kiện lên Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9, chống lại lệnh cấm nhập cảnh của ông Trump với lập luận nó đã gây tổn hại không nhỏ đến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ.

Mọi sự chú ý của nước Mỹ hiện đang đổ dồn về Toà phúc thẩm liên bang khu vực 9.

Chức vụ trọn đời

Hiến pháp Mỹ đã bảo vệ quyền lực của các thẩm phán bằng điều 3, khoản 1, trong đó viết rõ: “Các thẩm phán của Toà án tối cao và các tòa án cấp dưới sẽ giữ chức vụ của mình đến suốt đời nếu luôn luôn có hành vi chính đáng”.

Việc đảm bảo cho các thẩm phán duy trì nhiệm vụ của mình với “tư cách đạo đức tốt” có nghĩa là chỉ cần họ không bị tố cáo và kết tội thì họ có thể giữ chức vụ này suốt đời. Điều này bảo vệ các quan toà khỏi bất cứ nguy cơ sa thải nào từ phía tổng thống đã bổ nhiệm họ hay bất cứ tổng thống nào trong suốt cuộc đời họ.

DUY LINH