Ôn tập thi THPT quốc gia: Học tới đâu phải chắc đến đó
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố chính thức lịch thi THPT quốc gia với thời gian thi sớm hơn mọi năm, các trường phổ thông đã lên kế hoạch ôn tập phù hợp cho học sinh.
Ôn tập thi THPT quốc gia: Học tới đâu phải chắc đến đó
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố chính thức lịch thi THPT quốc gia với thời gian thi sớm hơn mọi năm, các trường phổ thông đã lên kế hoạch ôn tập phù hợp cho học sinh.
TIN LIÊN QUAN
Vẫn sẽ lập nhóm trường để tuyển sinh
TIN LIÊN QUAN
Thi THPT quốc gia: Cấu trúc đề thi được phân bổ như thế nào?
Tổ chức nhiều đợt thi thử
TIN LIÊN QUAN
Thi THPT quốc gia: Cần lấy điểm 1 môn, phải thi luôn 3 môn?
TIN LIÊN QUAN
Thi THPT quốc gia năm 2017 từ ngày 22.6 đến 24.6
Ý kiến:
Đề thi hạn chế dùng mẹo
Đề thi thể nghiệm môn ngữ văn sâu sắc và đậm chất văn hóa dân tộc. Môn toán có độ phân hóa sâu hơn. Ở một số câu hỏi bắt buộc HS phải đọc, hiểu câu hỏi thì mới có thể bấm máy tính ra kết quả. Việc này giúp hạn chế việc HS dùng mẹo để làm bài. (Lý Trần A Khương, HS Trường THPT Lê Hồng Phong, TP.HCM)
Mức độ phù hợp với HS trung bình
Đề thử nghiệm lần 2 tương đối dễ hơn so với đề minh họa công bố trước đó. Số câu cơ bản chiếm 60% số điểm. Mức độ phù hợp HS trung bình khá, tạo tâm lý ổn định cho HS. (Vũ Thị Kim Oanh, Tổ trưởng tổ hóa, Trường THPT Tân Phong, Q.7, TP.HCM)
Phải phân bố thời gian hợp lý
Đề thi thử nghiệm mới đây rõ hơn ở phần đọc hiểu, nhưng phần làm văn lại khó hơn. Với thời gian làm bài như hiện nay thì hơi hẹp cho HS. Tuy nhiên, kiến thức thi năm nay chỉ tập trung vào chương trình lớp 12 nên nếu phân bổ khéo thời gian thì HS vẫn có thể làm tốt với đề này. (Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Cần học thuộc ngữ liệu
Đề thi thử nghiệm cả 2 lần đều không có văn bản văn học nên HS cần học thuộc thơ và những dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm văn xuôi. Phần nghị luận văn học đòi hỏi HS có kiến thức nền cơ bản. Tuy nhiên, đề còn một số hạn chế là phần câu hỏi nghị luận chưa kích tư duy phản biện, thể hiện quan điểm riêng của thí sinh. Với đề thi này, HS cần tăng cường thời gian để luyện tập, tiếp xúc với nhiều dạng văn bản đọc hiểu. (Trương Minh Đức, giáo viên ngữ văn Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM)
Môn toán có kiến thức lớp 10 ?
Đề thi thử nghiệm lần 2 phân hóa tốt hơn nhưng có câu hỏi liên quan đến kiến thức cuối học kỳ 2 lớp 10 là phương trình chính tắc elip đang gây hoang mang cho giáo viên, HS. Không biết trong kỳ thi chính thức, Bộ xử lý tình huống này như thế nào? (Trần Văn Toàn, Tổ trưởng tổ toán Trường THPT Marie Curie, Q.3, TP.HCM)
Lam Ngọc – Bích Thanh (ghi)
|
Nhiều HS chọn bài thi khoa học tự nhiên
Theo đại diện Trường THCS -THPT Hồng Đức (TP.HCM), hầu hết HS đăng ký thi tổ hợp khoa học tự nhiên, chỉ có khoảng 30% đăng ký thi tổ hợp khoa học xã hội. Bà Nguyễn Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho biết: Ngay sau khi Bộ công bố phương án thi, trường đã tiến hành khảo sát nguyện vọng chọn bài thi của HS lớp 12 tới 2 – 3 lần. Tỷ lệ HS của trường đăng ký chọn bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên cũng nhiều hơn so với số HS chọn bài thi khoa học xã hội. Trường có 354 HS lớp 12 thì 201 HS chọn tổ hợp môn khoa học tự nhiên.
Trong khi đó, tại Bắc Giang, ngoài số ít HS theo khối A, B đăng ký bài thi tổ hợp khoa học tự nhiên, đa số chọn làm bài thi tổ hợp môn khoa học xã hội. Trường THPT Yên Dũng 2 có khoảng 85% HS thi để lấy kết quả xét tốt nghiệp chọn làm bài thi tổ hợp khoa học xã hội. Tại Trường THPT Phương Sơn, H.Lục Nam có gần 80% HS chọn bài thi tổ hợp các môn khoa học xã hội.
Tuệ Nguyễn – Lê Duy – L.Ngọc
|
Tuệ Nguyễn – Lam Ngọc – Bích Thanh