29/11/2024

Cuộc chiến pháp lý về sắc lệnh di trú của Mỹ

Những bất đồng liên quan đến sắc lệnh di trú do Tổng thống Donald Trump ban hành hồi cuối tháng 1 đang ngày càng căng thẳng.

 

Cuộc chiến pháp lý về sắc lệnh di trú của Mỹ

Những bất đồng liên quan đến sắc lệnh di trú do Tổng thống Donald Trump ban hành hồi cuối tháng 1 đang ngày càng căng thẳng.





Biểu tình chống sắc lệnh của Tổng thống Trump tại sân bay quốc tế Los Angeles /// Reuters

Biểu tình chống sắc lệnh của Tổng thống Trump tại sân bay quốc tế Los AngelesREUTERS

Ngày 5.2, một toà án phúc thẩm liên bang của Mỹ đã bác đơn kiến nghị của Bộ Tư pháp nước này về phán quyết tạm thời vô hiệu hoá sắc lệnh di trú với nội dung tạm ngưng đón nhận người tị nạn và công dân từ 7 nước có phần lớn dân số là người Hồi giáo, theo AFP.
Phán quyết ban đầu được thẩm phán James Robart của T án liên bang ở thành phố Seattle, bang Washington đưa ra ngày 3.2. Theo Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson, sắc lệnh của ông Trump vi hiến vì kỳ thị xuất xứ và kỳ thị tôn giáo. Ngoài ra, ông Ferguson cho rằng các công ty của Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng vì có nhiều nhân viên người nước ngoài không thể nhập cảnh.
Trong đơn kiến nghị yêu cầu tạm hoãn thi hành phán quyết của Toà án liên bang ở Seattle, Bộ Tư pháp Mỹ lập luận việc tạm thời vô hiệu hóa sắc lệnh gây ra “tổn hại không thể bù đắp” đối với công chúng Mỹ. Vì thế, cần phải áp dụng trở lại ngay lập tức. Tuy nhiên, yêu cầu này đã bị các thẩm phán William Canby và Michelle Friedland tại Tòa phúc thẩm Khu vực 9 bác bỏ.
Tòa phúc thẩm ra thời hạn đến 23 giờ 59 ngày 5.2 (giờ địa phương) để các bang Washington và Minnesota, vốn là các bang khởi xướng vụ kiện chống sắc lệnh di trú của Tổng thống Trump, cung cấp đầy đủ tài liệu cho thấy sắc lệnh này là bất hợp pháp và vi hiến. Toà cũng cho Bộ Tư pháp Mỹ đến 15 giờ ngày 6.2 (giờ địa phương) để trình tài liệu củng cố đơn kháng cáo phán quyết do thẩm phán Robart đưa ra.
Theo giới quan sát, cuộc chiến pháp lý về sắc lệnh di trú tại Mỹ chỉ mới bắt đầu, sẽ kéo dài và nhiều khả năng sẽ được trình lên Tòa án tối cao trong thời gian tới.
Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump liên tục chỉ trích rất nặng lời phán quyết của T liên bang: “Vì lệnh cấm đã bị một thẩm phán ngăn chặn, rất nhiều người xấu và nguy hiểm có thể dồn về đất nước chúng ta. Một quyết định rất tồi tệ”. Ông nhận định: “Đất nước của chúng ta sẽ đi về đâu khi một thẩm phán có thể ngăn chặn lệnh cấm được ban hành vì lý do an ninh và khi bất kỳ ai, dù với ý đồ xấu, đều có thể vào Mỹ”. Trong một phát biểu khác trên Twitter, ông Trump mỉa mai “một người được gọi là thẩm phán” đã ra phán quyết “thật nực cười”. Trước giới truyền thông, vị tổng thống tuyên bố: “Chúng ta sẽ chiến thắng. Vì an ninh của đất nước, chúng ta sẽ chiến thắng”.
Trong khi đó, Bộ An ninh nội địa Mỹ thông báo, thể theo phán quyết ngày 3.2 sẽ hoãn thực thi sắc lệnh di trú của ông Trump. AFP dẫn lời phát ngôn viên bộ này Gillian Christensen cho biết quy trình kiểm tra ở biên giới sẽ trở lại như cũ “cho đến khi có quyết định mới”. 60.000 thị thực từ 7 quốc gia liên quan (Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen) bị vô hiệu vì sắc lệnh di trú cũng được chấp nhận lại.
Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo giải thích: “Chúng tôi sẽ tạm thời không áp dụng sắc lệnh 13769 của tổng thống. Tất cả những người có thị thực còn giá trị sẽ được chấp nhận đến Mỹ”. Cuối tuần qua, nhiều cuộc biểu tình chống sắc lệnh di trú của ông Trump đã được tổ chức trên khắp nước Mỹ và tại nhiều nước như Anh, Đức, Pháp.

 

Lan Chi