10/01/2025

100.000 tỉ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

Nâng gói hỗ trợ từ 60.000 tỉ đồng đến 100.000 tỉ đồng là một trong những giải pháp quan trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

 

100.000 tỉ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao

Nâng gói hỗ trợ từ 60.000 tỉ đồng đến 100.000 tỉ đồng là một trong những giải pháp quan trọng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao.



Thủ tướng nghe giới thiệu về dự án nông nghiệp công nghệ cao của Vingroup tại Hà Nam  /// Ảnh: Chí Hiếu

Thủ tướng nghe giới thiệu về dự án nông nghiệp công nghệ cao của Vingroup tại Hà NamẢNH: CHÍ HIẾU

Hôm qua (2.2), trong ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Hà Nam nhấn nút khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (CNC), đồng thời thăm một số mô hình nông nghiệp CNC và trao đổi với các nhà đầu tư, lãnh đạo địa phương về giải pháp phát triển nông nghiệp.
Vất vả “tích tụ ruộng đất”
Đón Thủ tướng thăm mô hình trồng dưa lưới CNC tại cánh đồng xã Nhân Khang (H.Lý Nhân, Hà Nam), bà Trần Thị Liên, Tổng giám đốc Công ty cổ phần giống cây trồng T.Ư, cho hay dù đã ký hợp đồng thuê 21,6 ha đất với tỉnh Hà Nam trong thời hạn 20 năm, song đất đó do chính quyền thuê lại của người dân nên bà vẫn có cảm giác chưa thật yên lòng. 

 
 
100.000 tỉ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao - ảnh 1
Bản thân Thủ tướng sẽ trực tiếp cùng các ngành giới thiệu các sản phẩm công nghệ cao, chất lượng cao, nông nghiệp sạch của VN ra thị trường thế giới
100.000 tỉ đồng hỗ trợ nông nghiệp công nghệ cao - ảnh 2
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 


“Dù tỉnh Hà Nam rất tạo điều kiện, công ty cũng ký cam kết sau 20 năm hết hợp đồng sẽ tháo hết nhà xưởng, cải tạo lại ruộng đồng nhưng tính pháp lý có gì đó vẫn chưa ổn”, bà Liên chia sẻ và mong muốn Chính phủ sửa ngay Nghị định 210 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp cũng như Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa luật Đất đai 2013 để những doanh nhân như bà yên tâm mở rộng sản xuất.
Tương tự, để có được khoảng 180 ha đất sạch tại xã Xuân Khê (H.Lý Nhân) giao cho Tập đoàn Vingroup triển khai dự án VinEco với tổng số vốn đầu tư gần 300 tỉ đồng, tỉnh Hà Nam cũng phải đứng ra thuê lại của cả trăm hộ dân khác. Ngoài ra, để tiến tới mở rộng dự án thêm 200 ha nữa, Vingroup đang tiến hành thương thảo với hơn 100 hộ dân tích tụ từ 1 ha trở lên để hình thành một nông trường CNC.
Dù vậy, theo Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup Nguyễn Việt Quang, doanh nghiệp (DN) không chỉ tập trung phát triển các cơ sở mới mà còn đặt mục tiêu đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Việt nhằm liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ nông dân trên toàn quốc. “Mục tiêu của chúng tôi là hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi và tối ưu hoá sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mở rộng nguồn thực phẩm an toàn và chất lượng cho xã hội, cùng hướng tới một nền nông nghiệp sạch, góp phần thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người nông dân”, ông Quang nói.
Ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam, cho biết sau hơn 3 năm thí điểm tích tụ ruộng đất, từ một mô hình chỉ 2 ha ở TP.Phủ Lý, đến nay tỉnh đã tích tụ được khoảng 400 ha. Cách làm của địa phương là ngân sách sẵn sàng ứng tiền để chính quyền cấp xã, huyện đứng ra ký hợp đồng thuê của dân. Khi có đất rồi thì chính quyền tỉnh ký hợp đồng cho DN thuê lại bằng đúng giá thuê của nông dân.
Tuy vậy, để có được 400 ha đất sạch tập trung ở quy mô lớn, địa phương này cũng trải qua một quá trình không dễ dàng. “Từ năm 2013, địa phương bắt đầu thí điểm chính sách tích tụ đất đai nhằm kêu gọi DN đầu tư có quy mô vào nông nghiệp CNC. Ban đầu cũng có ý kiến phản đối dữ lắm, thậm chí có lãnh đạo địa phương nói không làm được vì không có văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, với tư duy việc gì có lợi cho dân, cho sản xuất phát triển thì phải làm nên tỉnh ra nghị quyết riêng về tích tụ ruộng đất để vừa làm vừa rút kinh nghiệm”, ông Đông chia sẻ. 

 
 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Giải bài toán nông nghiệp VN bằng cách nào, chúng ta đã có một lời giải, thông qua Vingroup. Họ đã đầu tư một nông trường lớn. Đó là nông nghiệp tư nhân phối hợp với các hợp tác xã làm nông nghiệp. Chính vì vậy, chúng ta khuyến khích khởi nghiệp nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp, để có một nền nông nghiệp thông minh ở VN.

 


Cởi trói bằng tinh thần kiến tạo
Dẫu vậy, ông Đông thừa nhận do luật Đất đai và nghị định hướng dẫn chưa quy định cụ thể, nên DN còn nhiều băn khoăn về tính pháp lý. Trong khi đó, để tích tụ một diện tích đủ lớn cho dự án có quy mô thì phải đối thoại, tuyên truyền với hàng chục, thậm chí hàng trăm hộ dân, song lại chưa có quy định bắt buộc như trong giải phóng mặt bằng nên mất rất nhiều công sức vận động, thuyết phục.
Chia sẻ với lãnh đạo nhiều địa phương và DN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng bản thân rất trăn trở khi nền nông nghiệp – trụ đỡ của nền kinh tế – bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất còn lớn, sử dụng nhiều nước tưới và các đầu vào khác, do đó, hiệu quả sản xuất, đời sống của người nông dân còn thấp. “Giải bài toán nông nghiệp VN bằng cách nào là điều tôi đã suy nghĩ rất nhiều những ngày qua và tôi nghĩ đến nay đã có lời giải”, Thủ tướng nói và khẳng định sẽ đẩy mạnh cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng nền nông nghiệp hữu cơ, CNC, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, sản xuất theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường gần 100 triệu dân của nước ta và hướng về xuất khẩu, nhất là rau, củ, quả, chăn nuôi.
Một lời giải nữa, theo Thủ tướng là mở rộng hạn điền trong nông nghiệp, tích tụ ruộng đất mạnh mẽ hơn, đồng thời quyết liệt chuyển giao khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Thủ tướng thừa nhận tích tụ ruộng đất là điều rất nhiều địa phương kiến nghị nên Chính phủ sẽ sớm báo cáo Quốc hội việc sửa luật Đất đai 2013 cũng như yêu cầu quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương theo hướng mở rộng hạn điền. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phải suy nghĩ, nghiên cứu hướng vào nông nghiệp CNC để sửa đổi chính sách, như trong tháng 3 này phải chỉnh sửa xong Nghị định 210 về chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh phải nâng gói hỗ trợ cho đầu tư nông nghiệp CNC từ 60.000 tỉ đồng đến 100.000 tỉ đồng và giao Ngân hàng Nhà nước vận động các ngân hàng có gói tín dụng hỗ trợ cần thiết để làm vấn đề này.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Chính phủ khẳng định sẽ đồng hành với DN, tạo điều kiện cho DN cũng như hợp tác xã làm nông nghiệp CNC. “Chính phủ sẽ quyết liệt bảo vệ quyền lợi chính đáng, các thương hiệu nông sản VN của các DN, hợp tác xã làm nông nghiệp CNC. Bản thân Thủ tướng sẽ trực tiếp cùng các ngành giới thiệu các sản phẩm CNC, chất lượng cao, nông nghiệp sạch của VN ra thị trường thế giới”, Thủ tướng nói.

 

Chí Hiếu