10/01/2025

Cho trẻ lớn lên trong xã hội yêu thương

Số trẻ em phạm pháp gia tăng và tính chất phạm tội ngày càng nguy hiểm, tàn bạo. Điều này không chỉ gây bất an đối với cộng đồng, mà nạn nhân có khi chính là những người thân trong gia đình, bạn bè đang học cùng trường.

 

Cho trẻ lớn lên trong xã hội yêu thương

Số trẻ em phạm pháp gia tăng và tính chất phạm tội ngày càng nguy hiểm, tàn bạo. Điều này không chỉ gây bất an đối với cộng đồng, mà nạn nhân có khi chính là những người thân trong gia đình, bạn bè đang học cùng trường.



Ngoài kiến thức, rèn luyện nhân cách trong nhà trường là yếu tố quan trọng	 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Ngoài kiến thức, rèn luyện nhân cách trong nhà trường là yếu tố quan trọngẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nếu không ngăn chặn, thực trạng này một mặt gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, một mặt huỷ hoại chính cuộc đời của các em.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đề án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên của Bộ Công an, trong vòng 6 năm (2007 – 2013), cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự do trẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 trẻ phạm tội; tăng gần 4.300 vụ án so với 6 năm trước đó… Số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa, số trẻ dưới 14 tuổi phạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 – 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7%. Và có đến trên 70% số đối tượng phạm tội là ở thành thị, nông thôn chiếm 24%.
Cho trẻ lớn lên trong xã hội yêu thương - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Phụ huynh lật tẩy hành vi bạo hành trẻ của giáo viên

Khi thấy vết tích trên cơ thể đứa con nhỏ, người cha nghi ngờ con mình bị bạo hành ở trường. Ông đã âm thầm đặt một máy ghi âm vào balo con. Những gì ghi được là tiếng thét, đánh đập và khóc thất thanh của trẻ.


Gia đình là nguyên nhân đầu tiên

Theo các nhà nghiên cứu, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến trẻ em phạm tội.
Nguyên nhân bên trong do các yếu tố chính: yếu tố sinh lý như bạc nhược về tinh thần (đau đầu, loạn não), suy yếu về cơ thể (người có cơ thể khiếm khuyết hay nổi nóng) và khủng hoảng tuổi dậy thì, yếu tố thiên bẩm và yếu tố tâm lý.
Ở lứa tuổi vị thành niên, tâm lý các em thường sôi nổi, bồng bột, chán ghét sự cô đơn và thích tìm cách thoát ly gia đình để kết hợp với trẻ cùng lứa tuổi, lơ là việc học, đua đòi, bắt chước. Điều này có thể dẫn dắt chúng vào con đường tội lỗi.
Ngoài ra, còn có những nguyên nhân từ bên ngoài. Trẻ em trong những gia đình sống thiếu đạo đức, làm ăn phi pháp, thiếu dân chủ với con cái, hay gia đình giàu có nhưng nuông chiều con quá mức… thường có nguy cơ sa vào chơi bời lêu lổng, dẫn đến phạm tội.


Học đường là nơi giáo dục trẻ thành người lương thiện, là môi trường học tập và rèn luyện để trẻ em trở thành những công dân tốt, nhưng nhiều khi cũng tạo cho trẻ môi trường để phạm pháp. Đó là do chương trình giáo dục còn nặng về kiến thức hàn lâm, không thực tế, quá khó đối với học sinh dẫn đến một số em học yếu thường chán nản, bỏ bê việc học, thích trò chơi điện tử, kết bạn xấu và có khi dẫn đến phạm pháp. Nội dung giáo dục về tình yêu gia đình ở chương trình phổ thông vẫn còn mờ nhạt, chưa giáo dục trẻ em sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Phương pháp giảng dạy và giáo dục của giáo viên không theo kịp sự phát triển tâm lý của học sinh. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng dẫn các em đến chỗ có những hành vi tiêu cực, hư hỏng, phạm pháp.
 
Nguyên nhân trẻ phạm pháp cũng là do môi trường sống. Tại những nơi có nếp sống ăn chơi, bừa bãi, những khu vực đông dân cư, những nơi mà bọn tội phạm, nhất là tội phạm mua, bán ma tuý thường ẩn nấp… có thể làm gia tăng tội phạm ở người vị thành niên.


Giáo dục phải xuất phát từ lòng yêu thương

Nâng cao trách nhiệm giáo dục ở gia đình đối với các bậc cha mẹ là giải pháp đầu tiên phòng, chống tội phạm vị thành niên. Cần phải thay đổi nhận thức về gia đình. Đó không phải là nơi một số nhân khẩu sống với nhau, không chỉ là một đơn vị kinh tế hay xã hội mà còn phải là những tương giao thiêng liêng, bổn phận và sứ mạng.
Về giáo dục nhà trường, tất cả nội dung chương trình, phương pháp dạy học, giáo dục phải xuất phát từ lòng yêu thương đối với con trẻ. Phải tôn trọng nhân cách của trẻ, giúp trẻ phát triển hài hoà và trọn vẹn. Triệt để áp dụng kỷ luật tự giác, tránh mọi hình phạt phạm đến nhân cách của trẻ.
Tăng cường trách nhiệm của xã hội đối với giáo dục của nhà trường và gia đình. Liên hệ chặt chẽ với nhà trường, có trách nhiệm hỗ trợ cũng như giám sát hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Chống tình trạng bạo lực gia đình và bất bình đẳng giới, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần và năng lực giáo dục gia đình cho phụ nữ. Bởi vì người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con cái.
Ngoài ra, văn nghệ sĩ cần sáng tác nhiều tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hay cho thiếu nhi. Đây chính là những món ăn tinh thần quý giá cho trẻ, để tâm hồn chúng luôn được nuôi dưỡng và lớn lên trong một xã hội đầy ắp yêu thương.


Các vụ phạm tội gần đây
Trong vài năm gần đây xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng do thanh, thiếu niên gây ra, mà nguyên nhân hết sức đơn giản. Đó là trường hợp N.H.L (16 tuổi, trú tại thôn Dương Ổ, P.Phong Khê, TP.Bắc Ninh) ngày 3.5.2015 đã giết bạn học và là người bà con trú cùng thôn để lấy xe đạp điện bán trả nợ. Ngày 12.1.2017, học sinh H.D.K (15 tuổi, ở Văn Quan, Lạng Sơn) cự cãi với mẹ vì mẹ không cho tiền đi chơi đã dùng khăn sát hại mẹ. Tối 12.1.2017, N.P.Q.B (16 tuổi, ngụ đường Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp) đã giết bạn gái 14 tuổi học cùng trường để cướp điện thoại tại chung cư Hà Đô, Q.Gò Vấp, TP.HCM…


 

Hồ Sỹ Anh 
(Viện Nghiên cứu giáo dục Trường ĐH Sư phạm TPHCM)