10/01/2025

Khó giám sát kiểm định ĐH: Chuẩn trong nước nặng tính ‘dìm hàng’

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và kiểm định trước năm 2019.

 

Khó giám sát kiểm định ĐH: Chuẩn trong nước nặng tính ‘dìm hàng’

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, các trường ĐH phải hoàn thành báo cáo tự đánh giá và kiểm định trước năm 2019. 




Hiện mới có 20 trường ĐH đã được kiểm định xong trong số 271 trường trên toàn quốc
 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Hiện mới có 20 trường ĐH đã được kiểm định xong trong số 271 trường trên toàn quốcẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuy nhiên, ngay trong năm 2017 việc cho phép các trường có thể chọn lựa tham gia đánh giá bằng những bộ tiêu chuẩn khác nhau đang gây nhiều băn khoăn.
Tổ chức kiểm định thuộc… trường ĐH !
Hiện nay, việc đánh giá ngoài và kiểm định chất lượng giáo dục các trường ĐH đang được thực hiện theo bộ tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT (chuẩn MOET). Bên cạnh đó, Bộ cũng đang xây dựng và dự kiến hoàn thành bộ tiêu chuẩn mới theo các tiêu chí AUN-QA (Mạng lưới các trường ĐH Đông Nam Á) trong năm nay. Theo đánh giá của các chuyên gia, 2 bộ tiêu chuẩn này có sự khác biệt tương đối lớn. Vì vậy, việc các trường được công nhận theo 2 tiêu chí khác nhau sẽ không đạt chuẩn tương đương.
Lãnh đạo một trường ĐH tại TP.HCM nói: “Trường tôi từng tham gia kiểm định theo chuẩn MOET và chuẩn AUN nên nhận thấy có sự khác biệt rất lớn về tiêu chí đánh giá. Nếu như chuẩn AUN giúp trường chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện để phát triển tốt hơn thì chuẩn trong nước mang hơi hướng bới móc, thậm chí “dìm hàng”. Nghi hoặc này xuất phát từ việc đơn vị kiểm định hiện đang trực thuộc ĐH chứ không phải đơn vị độc lập”.
Khó giám sát kiểm định ĐH: Chuẩn trong nước nặng tính 'dìm hàng' - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Khó giám sát kiểm định đại học

Theo các chuyên gia và lãnh đạo trường ĐH, nếu triển khai việc kiểm định ĐH như hiện nay thì không biết bao giờ 271 trường mới được kiểm định xong, hơn nữa xã hội cũng khó kiểm soát được chất lượng.

Tiêu chí lạc hậu

Lãnh đạo trên nói thêm, bộ tiêu chí hiện nay còn lạc hậu so với sự phát triển các trường. Chẳng hạn, trường đã chuyển đổi hệ thống cố vấn học tập sang tư vấn học tập có ứng dụng công nghệ thông tin từ nhiều năm nay. Thay vì sử dụng không hiệu quả đội ngũ giảng viên trong vai trò này, trường đã chuyển sang sử dụng đội ngũ sinh viên có kinh nghiệm năm trước hỗ trợ sinh viên năm sau. Tuy nhiên, chiếu vào bộ tiêu chí cần có đội ngũ giảng viên tham gia cố vấn học tập thì trường vẫn bị đánh rớt.
Cũng theo đại diện này, việc đánh giá chất lượng cần thực hiện theo một quá trình chứ không chỉ một thời điểm.
 
Chưa đúng bản chất kiểm định
Một chuyên viên kiểm định cho rằng, việc cho phép các trường được lựa chọn đánh giá theo bộ tiêu chuẩn cũ hoặc mới sẽ dẫn đến không đồng nhất về chất lượng giữa các trường được công nhận đạt chuẩn. Do 2 thang đo khác nhau nên cùng một trường nhưng ở bộ chuẩn này sẽ được đánh giá chất lượng tốt hơn, bộ chuẩn kia lại thấp hơn.
Chuyên viên này phân tích, chuẩn AUN có bộ tiêu chí nhiều hơn. AUN bao quát, có tính hệ thống và gắn kết rõ ràng hơn. Để đánh giá và đạt chuẩn này, trường phải lên kế hoạch trước khi có quá trình thực hiện, kiểm tra để thấy rõ sự cải tiến rõ rệt. Chính nhờ vậy, việc đánh giá theo chuẩn AUN chính là quá trình các trường thực hiện sự thay đổi bên trong, cải thiện mạnh mẽ về chất lượng và đây là yếu tố quan trọng nhất của quá trình kiểm định.

Đánh giá theo bộ tiêu chuẩn cũ nặng về kiểm tra việc đạt được các quy định hiện hành. Còn AUN đánh giá quá trình tiến bộ mà không nặng kiểm tra dữ liệu. Từ đó chuyên viên kiểm định này cho rằng, bộ chuẩn cũ hiện đang áp dụng yêu cầu các trường đạt được mốc chuẩn cụ thể sẽ được công nhận và việc đạt mốc này khá dễ dàng. Trong khi đó, nếu thực hiện đúng bản chất của kiểm định, trường bắt buộc phải có sự thay đổi căn cơ. Mà điều này muốn đạt được cần có bộ tiêu chuẩn hay.


Nên áp dụng các tiêu chí theo nước ngoài
Thư ký bộ phận tự đánh giá chất lượng của một trường ĐH cho biết trường đã có thời gian chuẩn bị khá kỹ gần một năm. Tuy nhiên, khi bắt đầu làm việc, có một số điểm trong bộ tiêu chí thật sự làm khó các trường. Với các tiêu chí này, sẽ không có trường nào đạt được.
Theo cán bộ này, chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục MOET được thiết kế với 10 tiêu chuẩn, 61 tiêu chí. Trường nào đạt 49/61 tiêu chí là xem như đạt chuẩn. Tuy nhiên, các tiêu chí về tiêu chuẩn thiết kế trường ĐH thì rất khó hoàn thành do tiêu chuẩn này được áp dụng bởi quy định ban hành từ năm… 1985! Vì vậy, nhiều tiêu chí trong quy định này đã trở nên lỗi thời, không hợp lý đối với quy mô các trường ĐH hiện nay.
Tại phía nam, đã có 12 trường hoàn tất kiểm định chất lượng giáo dục quốc gia. Trường có mức độ đạt chuẩn MOET cao nhất là Trường ĐH Quốc tế TP.HCM với 88,5% số tiêu chí được đánh giá là “đạt”. Theo PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng nhà trường, phong trào kiểm định ở VN đang phát triển, đó là điều rất tốt. Tuy nhiên, còn những vấn đề cần sửa chữa. Chẳng hạn “bộ đầu đo” các trường về cơ sở vật chất, giảng viên… nhưng thang đo vẫn có nhiều điểm chưa hợp lý. Vì vậy, theo ông Phong, bộ tiêu chí mới nên theo định hướng áp dụng các tiêu chí kiểm định giáo dục nước ngoài nhiều hơn vì họ đã làm cả trăm năm, đã gặp nhiều vấn đề khó khăn và đã sửa chữa nhiều lần. Cũng nên cân nhắc việc căn cứ các quy định nhà nước hiện hành để đánh giá trường đạt hay không vì nhiều quy định đã cũ, không còn phù hợp.
Đăng Nguyên

 

Hà Ánh