10/01/2025

Khám bệnh bằng… điện thoại

Phải bắt xe đến TP.HCM rồi chầu chực tại bệnh viện từ nửa đêm, bốc số chờ khám cả ngày… Đó là hình ảnh thường thấy ở các bệnh viện lớn của TP.HCM. Điều này sẽ không còn nữa khi có ứng dụng hỏi bác sĩ miễn phí Udoctor.

 

Khám bệnh bằng… điện thoại

Phải bắt xe đến TP.HCM rồi chầu chực tại bệnh viện từ nửa đêm, bốc số chờ khám cả ngày… Đó là hình ảnh thường thấy ở các bệnh viện lớn của TP.HCM. Điều này sẽ không còn nữa khi có ứng dụng hỏi bác sĩ miễn phí Udoctor.




Buổi tư vấn chăm sóc sức khỏe bà bầu và trẻ sơ sinh do Udoctor tổ chức với sự tham gia của các bác sĩ  /// Ảnh: Tuấn Anh

 

Buổi tư vấn chăm sóc sức khoẻ bà bầu và trẻ sơ sinh do Udoctor tổ chức với sự tham gia của các bác sĩẢNH: TUẤN ANH

Ứng dụng này góp phần giải quyết tình trạng quá tải ở các bệnh viện với gần 2.000 bác sĩ tham gia khám bệnh qua mạng.
Hỏi – đáp tức thì
Udoctor đã đoạt giải Rice Bowl Startup Awards (RBSA) tháng 8.2016 – giải thưởng dành cho cộng đồng startup của khu vực Đông Nam Á hạng mục “Doanh nghiệp xã hội của năm”, trở thành một trong 7 đại diện của Việt Nam tranh tài trong khu vực.

Khám bệnh bằng... điện thoại - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Trồng rau bằng… smartphone

Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet, việc trồng rau sạch trong nhà trở nên đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. 
Udoctor ra đời từ thực tế khám bệnh. Theo anh Trương Trọng Thể, người sáng lập Udoctor, anh và bạn bè nhận thấy hiện nay người dân có nhu cầu lớn về “hỏi bác sĩ” đặc biệt là trong các tình huống chưa nghiêm trọng, chưa cần can thiệp y tế. Thực tế này xuất phát từ vấn đề ngành y tế còn nhiều bất cập, đặc biệt là ở khối bệnh viện công, người dân rất ít khi được “tư vấn” mà chủ yếu được “chỉ định”. Sự quá tải cũng ảnh hưởng đến việc tư vấn của bác sĩ.
Theo các nghiên cứu và số liệu báo cáo của PwC năm 2014, VN có 7,6 bác sĩ/vạn dân. Con số tương đương của Thái Lan là 12 trong khi đó Mỹ và châu Âu là 40. Người dân VN thực sự thiếu các kênh tư vấn sức khoẻ uy tín xác thực trong khi hằng năm có tới hàng trăm triệu truy vấn về sức khoẻ trên Google! Điều gì sẽ xảy ra nếu như những kết quả tìm kiếm đó không phải do bác sĩ hay những người có chuyên môn tư vấn?
Vì vậy, tháng 5.2015, Udoctor ra đời từ mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ tư vấn sức khoẻ. Nhóm sáng lập quyết định chọn hình thức tư vấn qua phần mềm trên điện thoại để cung cấp dịch vụ tiện lợi, tức thì cho người sử dụng. Điểm quan trọng nhất của phần mềm là “hỏi bác sĩ”. Làm sao để người dùng bất cứ lúc nào băn khoăn về sức khoẻ thì có thể nhanh chóng nhận được những tư vấn miễn phí từ các bác sĩ, để có hướng điều trị cũng như chỉ dẫn chuẩn xác ngay từ đầu.
 
 
Khám bệnh bằng... điện thoại - ảnh 2
Trong giới công nghệ, y tế, có rất nhiều người có ý tưởng lớn. Nếu có cơ hội, mong rằng Udoctor sẽ tụ họp được với những bộ óc này để quá trình phát triển nhanh hơn
Khám bệnh bằng... điện thoại - ảnh 3
 
Anh Trương Trọng Thể, người sáng lập Udoctor
 

Vì vậy, tính năng của phần mềm được thiết kế tập trung ở việc hỏi – đáp. Tải Udoctor về, người dùng có thể đặt câu hỏi về sức khoẻ trong mục hỏi – đáp. Câu hỏi thuộc lĩnh vực chuyên môn của bác sĩ nào sẽ được bác sĩ trực tiếp trả lời một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể tra cứu hơn 20.000 dữ liệu về sức khỏe được tích hợp trên phần mềm và lọc những thông tin liên quan trực tiếp đến điều mình quan tâm. Một tính năng khác là người dùng có thể lập hồ sơ lưu trữ sức khoẻ vĩnh viễn trên hệ thống như tại các bệnh viện.
Đích đến dịch vụ y tế đích thực
Là một phần mềm liên quan đến sức khoẻ, có những trở ngại Udoctor phải đối diện ngay từ khi bắt đầu. Đó là sự nghi ngại trong nhận thức của người sử dụng khi dùng internet để “khám bệnh”. Tâm lý và hành vi của người dùng vẫn là tìm tới các bác sĩ uy tín – có tiếng, bất chấp chi phí và thời gian để được khám bệnh. Vì vậy, Udoctor còn phải làm một việc quan trọng nữa là tạo ra một nền tảng giúp người dùng và bác sĩ kết nối, tin tưởng nhau trước, sau đó mới hướng tới việc phát triển các nền tảng và hạ tầng để giúp cho người dùng thực sự được sử dụng dịch vụ y tế khác qua internet.
Một vấn đề nan giải nữa là nghi ngại đến từ cơ quan quản lý. Udoctor phải gặp những chất vấn hết sức quyết liệt, nghiêm túc từ phía Bộ Y tế. VN chưa có chế tài và hướng dẫn đầy đủ về việc khám bệnh qua internet thế nên khi làm việc với các cơ quan liên quan thì cần rất nhiều thời gian để soi chiếu các khoản mục.
Vượt qua tất cả những nghi ngại, người dùng Udoctor liên tục tăng nhanh chóng. Hiện đã có khoảng 60.000 lượt tư vấn. Có đến gần 2.000 bác sĩ tham gia tư vấn miễn phí, trong đó có khoảng 100 người thường xuyên có mặt trong một thời điểm để đưa ra các lời khuyên về sức khoẻ. Điều quan trọng nhất là càng ngày càng nhiều bác sĩ có niềm tin tham gia, giúp ích cho cộng đồng.
“Với riêng Udoctor, công cuộc mới chỉ bắt đầu. Đích đến của Udoctor là cung cấp dịch vụ y tế đích thực, người dân được hưởng lợi nhờ vào một nền tảng thông minh, cắt giảm 50% các rào cản. Thật sự đó là một giấc mơ, và đội ngũ sáng lập Udoctor mong muốn được chia sẻ giấc mơ đó. Trong giới công nghệ, y tế, có rất nhiều người có ý tưởng lớn. Nếu có cơ hội, mong rằng Udoctor sẽ tụ họp được với những bộ óc này để quá trình phát triển nhanh hơn”, anh Thể nói.
6 yếu tố nên cân nhắc trước khi khởi nghiệp
Tạ Minh Tuấn (28 tuổi, quê Quảng Ngãi) là người hai lần liên tiếp được vinh danh trong danh sách gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất VN và châu Á năm 2015 và 2016 của Forbes.
Tuấn cũng là người sáng lập và điều hành các mô hình khởi nghiệp như: HELP International, YUP Education… Theo Anh, trước khi khởi nghiệp, hãy kiểm tra lại 6 yếu tố. Đầu tiên là “market”, xem mình có chọn lựa một phân khúc thị trường đủ tập trung? Thứ hai là “competency”, xem phân khúc nhu cầu đó có dựa trên điểm mạnh nào của mình? Thứ ba là “passion”, để xem mình có đam mê với lĩnh vực đó. Thứ tư là “social impact”, coi lĩnh vực này tạo ra tác động xã hội tích cực, cũng như xã hội sẽ gặp thiệt hại gì nếu mình không thực hiện nó. Thứ năm là “legal”, xem những điều kiện pháp lý nào mình cần nắm vững. Và thứ sáu là “scalability”, suy nghĩ làm sao để nhân rộng mô hình kinh doanh của mình. “6 yếu tố này sẽ giúp bạn định hướng tốt cho con tàu kinh doanh của mình”, Tuấn chia sẻ. Trong bài Tôi khởi nghiệp (đăng trên Thanh Niên ngày 9.1.2017) viết về Tạ Minh Tuấn, có thông tin nói rõ thêm đây là bài viết do phóng viên thực hiện, không phải Tạ Minh Tuấn giới thiệu. Tuấn không sáng lập mà chỉ điều hành công ty may xuất khẩu.
Xuân Phương

 

Đăng Nguyên