10/01/2025

Cổ phiếu ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn?

Sáng 9.1, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã đưa hơn 564,4 triệu cổ phiếu VIB lên giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 17.000 đồng/cổ phiếu.

 

Cổ phiếu ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn?

Sáng 9.1, Ngân hàng TMCP Quốc tế đã đưa hơn 564,4 triệu cổ phiếu VIB lên giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 17.000 đồng/cổ phiếu.




Cổ phiếu Ngân hàng VIB lên sàn với giá cao 
 /// Ảnh: Ngọc Thắng

 

Cổ phiếu Ngân hàng VIB lên sàn với giá caoẢNH: NGỌC THẮNG

Như vậy là sau hơn 2 năm kể từ khi Ngân hàng BIDV đưa cổ phiếu lên sàn niêm yết, đến nay mới có thêm một cổ phiếu ngân hàng tiếp tục lên sàn.
Lên sàn và tăng giá
 
 
Cổ phiếu ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn? - ảnh 1
Trong quá trình tái cơ cấu hoạt động hệ thống NH hiện nay, điều kiện niêm yết CP nên được xem là một giải pháp bắt buộc 
để góp phần minh bạch hóa và đảm bảo an toàn hệ thống
Cổ phiếu ngân hàng sẽ ồ ạt lên sàn? - ảnh 2
 
TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM
 

Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, VIB đã tăng 7%, lên mức 18.200 đồng/cổ phiếu (CP), có lúc tăng trần lên đến 23.800 đồng. Kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, VIB đứng ở mức 18.500 đồng, tăng gần 9% so với giá mở cửa.

Dù không tăng hết biên độ cho phép 40% trong lần giao dịch đầu, mức giá của VIB đã cao hơn rất nhiều so với giá của các CP ngân hàng (NH) quy mô lớn đang giao dịch trên sàn, trong đó gần gấp đôi giá CP của Sacombank và Eximbank đang loanh quanh ở mức 9.000 đồng, dưới mệnh giá; thậm chí, vượt cả giá CP của những NH nhóm 1 như CTG của NH VietinBank đang ở mức 17.100 đồng và BID của NH BIDV đang loanh quanh mức 16.000 đồng/CP, gần bằng ACB đang ở mức 20.800 đồng, và chỉ thua Vietcombank đang dẫn đầu ở mức 38.700 đồng/CP. Trước khi chốt danh sách cổ đông để lên UPCoM, thì giá CP VIB chỉ xoay quanh mệnh giá. Nghĩa là việc lên sàn đã giúp CP này tăng gần gấp đôi giá trị.
Sau VIB, một loạt NH khác cũng đánh tiếng rục rịch lên sàn như Techcombank, KienlongBank, VPBank, NamABank… Techcombank vừa được Trung tâm lưu ký chứng khoán VN (VSD) thông báo cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán. Đây là bước khởi đầu để NH này chính thức gia nhập thị trường chứng khoán. Những ngày cuối năm 2016, NH VPB cũng đã có văn bản xin ý kiến cổ đông về việc niêm yết CP. KienlongBank cũng đã chốt danh sách cổ đông để làm thủ tục đăng ký chứng khoán tại VSD. Đại hội đồng cổ đông NH Phương Đông (OCB) cũng nhất trí thông qua tờ trình của HĐQT về việc không đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM mà chuyển sang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM sẽ giúp CP có tính thanh khoản cao hơn.
Một người chuyên môi giới CP trên thị trường không chính thức (OTC) cho biết thị trường này đã đóng băng mấy năm nay, và chỉ mới “cựa mình” vài tháng gần đây khi CP SAB của Công ty bia Sài Gòn (Sabeco) lên sàn. “Đây là một trong những lý do khiến CP của những NH chưa lên sàn cứ ì ạch dưới giá 5.000 đồng, ngang với giá một bó rau muống. Trên một bảng giá rao bán CP OTC, ABBank giá 3.600 đồng/CP, DongABank giá 4.000 đồng/CP, NHTMCP Bưu điện Liên Việt giá 7.800 đồng/CP, OCB giá 5.300 đồng/CP… Bây giờ nhà đầu tư toàn lên sàn mua bán, có ai đi mua dưới sàn nữa đâu”, môi giới trên cho biết. Việc CP của một NH vừa lên sàn thuộc nhóm 2 đang ở cao giá hơn những NH “chiếu trên” khiến giới đầu tư đang kỳ vọng vào cuộc chơi CP “vua” trở lại.
Nên bắt buộc thời hạn lên sàn
Theo ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC, nếu so với giá CP của những NH đang niêm yết trên sàn hay các CP cùng ngành chưa lên sàn thì giá của VIB là khá cao. Ông Tuấn cũng nhận định, CP ngành NH đang giao dịch trong năm qua đều sụt giảm dù VN-Index vẫn tăng. Theo đó, hàng loạt vấn đề của ngành NH vẫn còn tồn tại khiến nhóm CP này không quá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Đáng chú ý nếu kể từ thời điểm trong vòng 2 năm qua, giá nhóm CP này đã sụt giảm mạnh gần 50%. Vì vậy dù chưa có nhiều đột biến nhưng theo ông Tuấn, năm nay CP NH có thể có cơ hội tăng giá hồi phục trở lại. “Tuy nhiên, nhóm CP NH dù có tăng cũng không thể quay trở lại vị trí là CP vua như trước đây. Vì những yếu điểm của ngành này như nợ xấu, các vấn đế liên quan đến an toàn tiền gửi của khách hàng… vẫn tiếp tục còn tồn tại”, ông Huỳnh Anh Tuấn nói.
Theo Thông tư số 180 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng có cổ phần chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM không muộn hơn ngày 31.12.2016. Đến nay, thời hạn đã qua, tính cả VIB, thị trường mới có 10 NH lên sàn trong tổng số 30 NH. Hầu hết NH đều “án binh bất động”, chưa có động thái nào về việc sẽ tiến hành niêm yết trên sàn chứng khoán hay đăng ký giao dịch trên UPCoM.
Theo TS Nguyễn Văn Thuận, Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM, việc các NH trì hoãn quá lâu không đưa CP lên sàn chứng khoán là tiền lệ không tốt. Chủ trương thúc đẩy các NH lên sàn nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động đã được Chính phủ đưa ra trong nhiều năm trở lại đây. Các cơ quan chức năng cũng nhiều lần có công văn nhắc nhở về chủ trương và lộ trình tất cả các NH thương mại phải lên niêm yết. Hiện nay ngoại trừ những NH đã lên sàn, hầu hết các NH đều cập nhật các báo cáo tài chính rất chậm và không đầy đủ. TS Thuận cho rằng có lẽ bản thân các NH e ngại về những quy định chặt chẽ khi niêm yết trên sàn chứng khoán, nhất là về việc cung cấp thông tin, cung cấp các báo cáo tài chính. Điều này khiến các nhà đầu tư khó tiếp cận được thông tin để tìm hiểu về hoạt động NH.
“NH là một ngành kinh doanh có điều kiện và có tác động lớn đến hệ thống tài chính quốc gia. Đặc biệt trong quá trình tái cơ cấu hoạt động hệ thống NH hiện nay, điều kiện niêm yết CP nên được xem là một giải pháp bắt buộc để góp phần minh bạch hoá và đảm bảo an toàn hệ thống. Vì khi niêm yết, ngoài sự giám sát của NH Nhà nước thì các NH sẽ còn chịu thêm sự giám sát của toàn xã hội và điều này rất cần thiết để bản thân các NH hướng đến hoạt động ổn định, đúng chuẩn mực. Do đó cần phải có quy định cụ thể về thời gian bắt buộc phải niêm yết đối với ngành NH và có chế tài chặt chẽ với các đơn vị không thực hiện”, TS Nguyễn Văn Thuận nhấn mạnh.

 

Hồng Sương – Mai Phương