09/01/2025

Heo tồn, mất giá ngay mùa cao điểm

Hàng triệu con heo tồn trong chuồng không bán được, dẫn đến người chăn nuôi thua lỗ từ vài trăm đến cả triệu đồng mỗi con heo ngay trong mùa cao điểm cận tết.

 

Heo tồn, mất giá ngay mùa cao điểm

Hàng triệu con heo tồn trong chuồng không bán được, dẫn đến người chăn nuôi thua lỗ từ vài trăm đến cả triệu đồng mỗi con heo ngay trong mùa cao điểm cận tết.




Giá thịt heo trong nước vẫn còn cao so với giá heo hơi đang thấp	 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

Giá thịt heo trong nước vẫn còn cao so với giá heo hơi đang thấpẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

 

Sụp đổ giá heo hơi
 
 
Heo tồn, mất giá ngay mùa cao điểm - ảnh 1
Quan trọng là ngành nông nghiệp và công thương phải xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp để tránh thiệt hại như vừa qua. Con đường tốt nhất khi làm ăn với Trung Quốc vẫn phải là chính ngạch
Heo tồn, mất giá ngay mùa cao điểm - ảnh 2
 
PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi Trưởng khoa Kinh tế – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM
 

Chị Nguyễn Thị Dung ở xã Vĩnh Hựu (Gò Công Tây, Tiền Giang) có đàn heo hơn 30 con. Khoảng 2 tuần trước, một nửa đàn heo đã lên trăm ký, thương lái trả giá 34.000 – 35.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi con heo

100 kg sẽ lỗ khoảng 200.000 – 300.000 đồng nên chị không bán. Chị ráng chờ vì thông thường qua Tết dương lịch, vào cao điểm tiêu thụ heo phục vụ tết ta, giá sẽ tăng trở lại. Nhưng đến thời điểm này giá heo vẫn tiếp tục sụt giảm, chỉ còn 32.000 đồng/kg. Người em của chị Dung, cũng sống bằng nghề chăn nuôi ở xã gần đó, may mắn xuất chuồng mấy ngày trước, được giá 34.000 đồng/kg.
Tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ An Hạ, cho biết heo hơi trong dân hiện rất khó tiêu thụ, giá chỉ còn 30.000 – 32.000 đồng/kg. Có nhiều trường hợp quá lứa, bán “lòng vòng” qua thương lái chỉ còn 28.000 – 29.000 đồng/kg. Còn heo theo chương trình VietGAP mà công ty hợp đồng bao tiêu với bà con vẫn giữ giá ở mức 33.000 – 34.000 đồng/kg.
“Phá sản” là từ mà ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi tỉnh Đồng Nai, bật ra đầu tiên trong cuộc nói chuyện với chúng tôi. Giá heo hơi đang bán cho thương lái ở TP.HCM trong khoảng 30.000 – 31.000 đồng/kg (heo khoảng 100 kg). Còn heo xuất đi Trung Quốc chỉ 26.000 – 27.000 đồng/kg mà không ai mua. Hiện trung bình mỗi ngày heo xuất đi Trung Quốc chỉ còn 2 xe, tương đương 300 – 400 con, trong khi trước đây là 2.000 – 3.000 con/ngày. “Các hộ chăn nuôi trước đây vài ba tuần vẫn còn hy vọng giá heo hơi sẽ tăng trở lại sau mưa lũ ở miền Trung và tết cổ truyền đang đến gần, nhưng đến thời điểm này mọi hy vọng đã tắt. Nhiều trại, đàn heo giờ đã lên đến 150 – 160 kg/con tồn, không biết phải làm thế nào. Coi như phá sản luôn rồi”, ông Đoán nói.
“Phồn vinh giả tạo”
 
 
Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết: Trong năm 2016, VN đã xuất khẩu được 600.000 tấn heo hơi sang Trung Quốc với giá trị hơn 1 tỉ USD, nhưng việc xuất khẩu này vẫn chưa bền vững do chúng ta chủ yếu xuất qua con đường tiểu ngạch. Nếu làm căn cơ, riêng ngành chăn nuôi có thể đảm bảo xuất khẩu tới 2 triệu tấn heo sang thị trường này.
 

Theo nhiều chuyên gia, hệ quả hàng triệu con heo quá lứa tồn trong chuồng, đầu tiên là do chúng ta. Thời điểm giữa tháng 5.2016, giá heo hơi đạt mức kỷ lục 53.000 – 54.000 đồng/kg. Thế là người chăn nuôi đua nhau tăng đàn bất chấp cảnh báo về nguy cơ sớm muộn gì cũng “lãnh đòn” khi làm ăn với Trung Quốc. “Sự phát triển của ngành chăn nuôi heo hiện nay giống như một cái bong bóng, chỉ là “phồn vinh giả tạo”. Nếu Trung Quốc đóng biên hay vì lý do gì đó ngưng thu mua thì sự phát triển này cũng tan biến. Trên thực tế, những cay đắng này đã xảy ra quá nhiều nhưng chúng ta vẫn không tránh được”, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan, nói.

Tuy nhiên, không ai quan tâm đến cảnh báo hay những bài học đã có trong quá khứ, và đàn heo vẫn tăng mạnh. Báo cáo của Bộ NN-PTNT tính đến ngày 1.10.2016 cho thấy cả nước có khoảng 29,1 triệu con heo, tăng 4,8%, trong đó đàn heo nái có 4,2 triệu con, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.Từ nửa cuối tháng 5, giá heo bắt đầu giảm nhưng đàn heo vẫn tăng vì nhiều người chăn nuôi hy vọng vài ba tháng sau giá sẽ tăng trở lại, đặc biệt vào dịp Tết Nguyên đán. Nhưng như nói trên, đến thời điểm này, giá heo hơi chỉ còn 1/2 so với mức đỉnh điểm. Với giá thành sản xuất trung bình khoảng 37.000 – 38.000 đồng/kg heo thịt, xuất bán 1 con heo, người chăn nuôi lỗ từ 800.000 – 1,2 triệu đồng.
Nhiều người trong ngành chăn nuôi cho biết đang lỗ nặng và mất luôn cả phần lời đã từng có được lúc giá tăng, thậm chí âm vốn. Nguyên nhân là khi Trung Quốc tăng mua, giá heo hơi tăng, người người đua nhau tăng đàn đã đẩy chi phí của ngành chăn nuôi tăng theo, từ con giống đến thức ăn, thuốc thú y… tăng gấp đôi. Nên khi giá giảm, lỗ càng nặng hơn.
Đáng nói là dù giá heo xuất chuồng giảm mạnh, nguồn thịt dồi dào nhưng giá thịt heo trên thị trường nội địa gần như vẫn đứng yên hoặc giảm không đáng kể. Đến mức mới đây, TP.HCM yêu cầu các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường phải điều chỉnh giảm giá thịt heo bán lẻ ra thị trường. Mức giảm bình quân 3.000 đồng/kg. Việc giảm giá này nhằm dẫn dắt thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp phân trần, giá thịt heo thành phẩm khó giảm tương ứng với mức giảm giá heo hơi vì 1 con heo 100 kg làm ra chỉ còn 70 – 80 kg thịt, trong đó có nhiều loại khác nhau nên giá cũng khác nhau.
Lý giải điều này, một số chuyên gia nông nghiệp cho rằng doanh nghiệp và thương lái sẽ không chủ động giảm giá. Vì vậy, cơ quan nhà nước cần giám sát chặt và buộc các doanh nghiệp, nhất là các đơn vị tham gia bình ổn thị trường đưa giá bán về mức thực tế. Việc này sẽ giúp kéo giảm giá chung của toàn thị trường. Giá thịt heo giảm sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ trong dân, đặc biệt trong dịp tết sắp đến. Đây là giải pháp trước mắt để giảm nguồn heo tồn đọng lớn.

 

“Về lâu dài, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn với nhu cầu tiêu thụ từ 2 – 3 triệu tấn/năm. Việc nhập khẩu heo từ VN cũng có lợi về mặt kinh tế cho họ hơn là điều tiết trong nước từ vùng này sang vùng khác do đường vận chuyển xa. Vì vậy, quan trọng là ngành nông nghiệp và công thương phải xây dựng chiến lược xuất khẩu phù hợp để tránh thiệt hại như vừa qua. Con đường tốt nhất khi làm ăn với Trung Quốc vẫn phải là chính ngạch”, PGS-TS Nguyễn Văn Ngãi, Trưởng khoa Kinh tế – Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, nêu ý kiến.