08/01/2025

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn phân nửa số môn học

Nhằm đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt ở cấp THPT theo hướng học sinh sẽ học ít môn nhưng tập trung vào định hướng nghề nghiệp.

 

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn phân nửa số môn học

Nhằm đảm bảo học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều thay đổi, đặc biệt ở cấp THPT theo hướng học sinh sẽ học ít môn nhưng tập trung vào định hướng nghề nghiệp.



 

Học sinh lớp 11 một trường THPT tại TP.HCM trong giờ học môn vật lýẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới, khi trao đổi với phóng viên Thanh Niên đã đưa ra những hình dung cơ bản khi đổi mới chương trinh giáo dục phổ thông mới dự kiến thực hiện từ năm học 2018 – 2019.
Mỗi học sinh chỉ cần chọn 5 môn
Theo phác thảo của chương trình mới, ở lớp 10, học sinh (HS) vẫn được học đủ các môn với nội dung hướng nghiệp của từng môn rõ hơn chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ toán, ngữ văn, ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Môn giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn. Như vậy, số lượng các môn ở mỗi học kỳ lớp 10 chỉ vào khoảng 6 hoặc 7 môn.
Sau giai đoạn dự hướng ở lớp 10, từ lớp 11 trở đi, HS cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
Theo tính toán của nhóm thiết kế chương trình, mỗi HS chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, HS có thể chọn thêm ít nhất một môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình. Ví dụ, một HS dự kiến theo đuổi nghề y sẽ chọn toán, hóa học, sinh học. Bên cạnh đó, có thể chọn thêm ngoại ngữ, mỹ thuật (vẽ, điêu khắc, thời trang…) là những môn HS đó yêu thích hoặc có năng khiếu nhất định.

Theo giải pháp này, đối với mỗi HS, số môn học sẽ giảm được hơn một nửa. HS vừa có điều kiện học sâu hơn, có thời gian thực hành nhiều hơn để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai vừa có điều kiện phát triển một số năng lực khác.

Đối với lớp 11, 12, số giờ mỗi môn ước tính tối đa là 5 tiết/tuần. Dự kiến có 3 nhóm môn học: một nhóm học 3 tiết/tuần, nhóm 4 tiết/tuần và nhóm học 5 tiết/tuần.
Ngay trong “một môn” cũng có thể có các nhánh phát triển khác nhau để HS tự chọn. Ví dụ, ngữ văn sẽ có ngữ văn 1 rèn kỹ năng đọc hiểu để thuyết trình, hùng biện, viết các loại văn bản khác nhau, học khoảng 3 – 4 tiết/tuần. Ngữ văn 2 dành cho những HS có thiên hướng chọn ngành văn học.
Dự thảo chương trình mới đưa ra nhiều giải pháp để bảo đảm quyền chủ động cho địa phương và cơ sở giáo dục. Chương trình sẽ chỉ quy định tổng thời lượng mỗi môn học trong năm, không quy định chi tiết đến từng tuần như trước. Còn các trường có quyền chủ động sắp xếp kế hoạch phù hợp với điều kiện cụ thể.
Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn phân nửa số môn học - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Lớp học… đảo ngược

Quy trình tiết học ngược lại hoàn toàn với lớp học truyền thống, học sinh hoàn toàn chủ động và có thể kết nối với những lớp học ở các châu lục khác.

Phục vụ cộng đồng là điều kiện bắt buộc xét tốt nghiệp

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là yêu cầu tất yếu và là một điểm nhấn của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo bao gồm 2 loại: một loại gắn với nội dung từng môn học và loại mang tính tích hợp liên môn hoặc xuyên môn. Loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo thứ nhất do giáo viên môn học thực hiện trong số giờ quy định cho môn học đó. Loại hoạt động trải nghiệm sáng tạo thứ hai do từng trường xác định phù hợp với yêu cầu của địa phương, đặc điểm và điều kiện cụ thể của trường.
Chương trình mới coi việc tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo, trong đó có các hoạt động phục vụ cộng đồng, là điều kiện bắt buộc để xét tốt nghiệp và khuyến nghị các trường ĐH, CĐ coi đó là điều kiện ưu tiên để tuyển sinh.


Biết tôn trọng sự khác biệt

Trong chương trình mới, phẩm chất cần hình thành, phát triển ở HS gồm 16 chữ sau: nhân ái, khoan dung; chuyên cần, tiết kiệm; trách nhiệm, kỷ luật; trung thực, dũng cảm.
Trong những phẩm chất được kỳ vọng này, có những giá trị truyền thống được mở rộng theo yêu cầu của thời đại. Ví dụ, “khoan dung” không chỉ là biết tha thứ mà còn phải biết tôn trọng sự khác biệt; “tiết kiệm” không chỉ là tiết kiệm tiền bạc, tài sản cá nhân và gia đình mà còn là tiết kiệm tài nguyên để phát triển bền vững; “dũng cảm” không chỉ là gan góc trong chiến đấu mà còn là dũng cảm trong nhận thức và đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bao gồm cả tư duy phản biện mà chúng ta vẫn mong muốn hình thành ở những con người mới.
Chương trình mới hình thành ở HS năng lực tự chủ, hợp tác, sáng tạo.


 

Tuệ Nguyễn