29/11/2024

2017 sẽ là năm vì hoà bình

Đó là thông điệp mà tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra trong ngày đầu tiên của năm 2017, cũng là ngày ông chính thức lãnh nhiệm vụ người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh.

 

2017 sẽ là năm vì hoà bình

 Đó là thông điệp mà tân Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres đưa ra trong ngày đầu tiên của năm 2017, cũng là ngày ông chính thức lãnh nhiệm vụ người đứng đầu tổ chức lớn nhất hành tinh.

 

 

 

2017 sẽ là năm vì hòa bình
Nhiều thách thức đang đặt ra cho tân tổng thư ký LHQ trên con đường tìm kiếm hoà bình cho thế giới – Ảnh: Reuters

Ông Guterres giãi bày một trong những câu hỏi luôn làm tim ông quặn thắt: “Làm thế nào để chúng ta có thể giúp đỡ hàng triệu con người đang bị cuốn vào các cuộc xung đột, đang phải đối mặt với những khổ đau từ những cuộc chiến không có dấu hiệu kết thúc?”.

Tân Tổng thư ký LHQ nhấn mạnh: “Không ai chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cả, tất cả đều là người thua cuộc. Phụ nữ, trẻ em và cả những người đàn ông đều bị giết hại, bị tổn thương, bị buộc phải rời bỏ nhà cửa, bị tước đoạt đi nhiều thứ và thiếu thốn”.

Nhà lãnh đạo 67 tuổi thúc giục thế giới hãy cố gắng vượt qua sự khác biệt, hãy cùng phấn đấu “như một gia đình nhân loại”. “Nhân phẩm và hi vọng, sự tiến bộ và thịnh vượng phụ thuộc vào hoà bình. Nhưng sự yên bình đó phụ thuộc vào chúng ta” – ông Guterres nói.

Người đứng đầu LHQ kêu gọi tất cả mọi người, bất phân quốc gia, chính phủ hay tôn giáo, hãy để h bình làm tôn chỉ và mục tiêu cuối cùng trong các hoạt động, “hãy biến năm 2017 trở thành năm của h bình”.

Là một nhà ngoại giao kỳ cựu và có quãng thời gian gần 10 năm đấu tranh cho quyền lợi của những người tị nạn trên cương vị Cao uỷ LHQ về người tị nạn, Tổng thư ký LHQ Guterres đã không ít lần nhấn mạnh hòa bình là một trong những ưu tiên hàng đầu của ông trong năm bản lề 2017.

Nhà lãnh đạo LHQ cũng tuyên bố sẽ cải tổ cách thức và lề lối làm việc của tổ chức này, nhấn mạnh đã tới lúc nó phải “sẵn sàng để thay đổi”.

Báo DW của Đức nhận định thông điệp mà ông Guterres đưa ra trong ngày 1-1 rất rõ ràng, tuy nhiên thực hiện được nó không phải dễ. Tổng thư ký LHQ sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn từ các cuộc xung đột tại Syria, Yemen và Nam Sudan cũng như các thói quen làm việc cố hữu đã ăn sâu vào các cơ quan của LHQ.

Một trở ngại tiềm tàng nữa là chính quyền Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, khi ông Trump không giấu giếm sự ủng hộ của Washington đối với Israel và kế hoạch xây dựng các khu định cư của nước này trên lãnh thổ của Palestine.

Nắm trong tay chiếc ghế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ, quyền phủ quyết và đóng góp hơn 22% ngân sách thường xuyên của LHQ, Mỹ có thể sẽ là trở ngại đầu tiên của ông Guterres, khi chỉ còn hơn hai tuần nữa Nhà Trắng sẽ chính thức có chủ nhân mới.

Dù đã sớm đưa ra các mục tiêu ưu tiên hàng đầu từ trước, song Tổng thư ký LHQ Guterres vẫn chưa đưa ra một bước đi cụ thể nào. Phải chăng ông Guterres đang có toan tính của riêng mình?

Bởi lẽ dù được mang tiếng là người đứng đầu LHQ, song quyền hành thật sự chỉ nằm trong nhóm 15 nước của Hội đồng Bảo an, chính xác hơn là 5 nước thường trực của cơ quan này gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

Ông Antonio Guterres làm thủ tướng Bồ Đào Nha từ năm 1995 đến 2002. Dưới thời thủ tướng Guterres, người dân Bồ Đào Nha được hưởng nhiều chương trình phúc lợi xã hội. Tháng 5-2005, ông Guterres nhận được sự tín nhiệm của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cho vị trí đứng đầu Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR).

Trên cương vị này suốt hai nhiệm kỳ, ông Guterres đã đến nhiều điểm nóng như Congo, Libăng và dẫn dắt UNHCR giải quyết dòng người chạy nạn khỏi các xung đột ở Syria, Afghanistan, Iraq, Nam Sudan, Cộng hoà Trung Phi và Yemen.

Ngoài Bồ Đào Nha là tiếng mẹ đẻ, ông Guterres còn thông thạo cả tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh và tiếng Pháp. Kinh nghiệm phong phú cùng tài hùng biện và sự ôn hoà của cựu thủ tướng Bồ Đào Nha thu hút được sự chú ý của quốc tế.

DUY LINH