04/01/2025

Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp

Năm 2017, khởi nghiệp sẽ không còn là phong trào mà trở thành tâm điểm của người trẻ, bởi chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ như bây giờ…

 

Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp

Năm 2017, khởi nghiệp sẽ không còn là phong trào mà trở thành tâm điểm của người trẻ, bởi chưa bao giờ khởi nghiệp nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Chính phủ như bây giờ…




 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bấm nút khởi động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp”ẢNH: NGỌC THẮNG

Những ngày đầu năm, Thanh niên & cuộc sống kết nối các chuyên gia tư vấn để giúp người trẻ có thể đi đến cùng đam mê khởi nghiệp.
Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Bí mật của khởi nghiệp cho các bạn trẻ

Khởi nghiệp đang là xu thế hiện nay, nhưng nhiều người trẻ vẫn chưa hiểu đúng cũng như chưa biết được cần có những gì và bắt đầu như thế nào để khởi nghiệp thành công.
Nên bắt đầu từ những việc nhỏ
 
 
Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp - ảnh 2
T.Ư Đoàn mong muốn và kêu gọi mỗi bạn thanh niên VN hãy suy nghĩ, nuôi dưỡng tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo khởi nghiệp và chủ động chuẩn bị hành trang cho quá trình khởi nghiệp. Mong các bạn sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, kiên trì, bền chí trong hành trình khởi nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển đất nước.
Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp - ảnh 3
 
Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong (phát biểu tại lễ phát động chương trình “Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2016 – 2021; ngày 16.10.2016)
 

Ở VN, phong trào này mới rộ lên trong 2 năm nay. Tuy nhiên, dù khắp nơi đều kêu gọi khởi nghiệp nhưng chưa có một cơ quan điều phối chung nên đôi khi dẫn đến tình trạng giẫm chân lên nhau, khởi nghiệp trong các trường ĐH có lúc cũng bị rối.

Một thực tế nhìn thấy ở sinh viên khi tốt nghiệp tại trường, dù tỷ lệ tốt nghiệp khá cao nhưng hầu hết đều có tư tưởng làm thuê là đủ cho cuộc sống, chưa nghĩ tới việc tự mình làm chủ.
Việc khởi nghiệp không nhất thiết từ những mô hình lớn, thay vào đó nên bắt đầu từ những việc nhỏ và phù hợp với bản thân. Chẳng hạn, xuất phát từ kiến thức chuyên ngành được học, một số sinh viên của trường đã tạo ra cửa hàng rửa xe, sửa máy tính, sửa quần áo… để phục vụ chính những sinh viên của trường. Các mô hình này không chỉ mang lại lợi nhuận, tạo công ăn việc làm mà còn giúp sinh viên có môi trường trải nghiệm kỹ năng, kiến thức và cách thức khởi nghiệp.
Từ bước đi nhỏ này sẽ giúp sinh viên – những người chưa có nhiều kinh nghiệm, nguồn vốn hạn chế tránh bị thất bại nặng nề.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Tiếng anh là chìa khoá
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để khởi nghiệp thành công, ngoài các yếu tố thường được nhắc đến như kỹ năng, thái độ, đam mê… thì việc có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt là cực kỳ quan trọng. Người trẻ cần phải tự trang bị cho mình hành trang tiếng Anh vững vàng để đọc, tìm hiểu các nguồn tài liệu tham khảo, tiếp cận các nguồn quỹ tài trợ và rà soát hợp đồng… cùng vô số kỹ năng cần thiết cho việc khởi nghiệp tương lai.
Thạc sĩ Lê Hữu Phước (Giảng viên Trường ĐH Ngoại thương, cơ sở TP.HCM)

Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp - ảnh 4

TIN LIÊN QUAN

Để bạn trẻ khởi nghiệp thành công

Theo các chuyên gia, người trẻ có thể khởi nghiệp ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào, quan trọng là mô hình khởi nghiệp phải đáp ứng những nhu cầu thiết thực của đời sống.

4 yếu tố để thành công
Khởi nghiệp là một vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm và chia sẻ. Theo tôi, để khởi nghiệp thành công cần đòi
hỏi sự kết hợp từ 4 yếu tố: ý tưởng, kiến thức, kinh nghiệm và tính cách.
Ý tưởng đó có thể mới hoặc đã hiện hữu nhưng áp dụng cho phân khúc thị trường khác nhau. Ý tưởng cần có sự khác biệt, độc đáo và có khả năng sinh lời… Sau đó, cần dành thời gian suy nghĩ, phân tích, tổng hợp trên những thông tin mình có để ý tưởng được phôi thai.
Hai yếu tố tiếp theo được xem như bộ “áo giáp” bảo vệ cho việc nảy sinh và thực hiện ý tưởng là kiến thức chuyên ngành từ nhà trường cũng như kinh nghiệm từ cuộc sống và các công việc đã trải qua. Tính cách cũng là một yếu tố cần cân nhắc để khởi nghiệp. Môi trường kinh doanh luôn thay đổi không ngừng, vì vậy nếu không tự làm mới mình thì khả năng bị đào thải sẽ sớm xảy đến.
Thạc sĩ Châu Thế Hữu (Giảng viên Trường ĐH Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM)
Sớm đưa khởi nghiệp vào chương trình đào tạo
Để khởi nghiệp đúng hướng, cần đưa khởi nghiệp này vào trong chương trình đào tạo càng sớm càng tốt. Ở môi trường khởi nghiệp, những người thầy cần được trang bị kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm thực tiễn trong nghiên cứu và khởi nghiệp để giúp định hướng sinh viên. Từ trường ĐH, sinh viên cần được tạo nền tảng về tư duy đổi mới sáng tạo, phương pháp luận để giải quyết vấn đề thực tiễn, có kỹ năng để tạo ra các mối liên hệ… Chỉ như vậy thì mới kết hợp với phương pháp triển khai đúng đắn, mô hình khởi nghiệp mới thành công và tồn tại được.
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)
Nhiều nguồn tiền sẵn sàng đầu tư
Thực tế cho thấy có nhiều nguồn tiền sẵn sàng đầu tư cho các mô hình khởi nghiệp. Tuy nhiên, để thu hút được nguồn vốn, mô hình khởi nghiệp phải là những sản phẩm có chất lượng tốt, độc đáo và gắn liền với nhu cầu của cuộc sống. Do đó, ý tưởng khởi nghiệp cần giải quyết được những bài toán đặt ra trong cuộc sống mới thu hút được đầu tư. Ngay trong trường ĐH, đề tài nghiên cứu khoa học càng cần có tính thực tiễn để được chuyển giao ra thị trường, khi đó nghiên cứu mới đạt được mức cao nhất trong khởi nghiệp.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Hải (Trưởng khoa Sáng tạo và khởi nghiệp, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)

Đầu năm bàn chuyện khởi nghiệp - ảnh 5

TIN LIÊN QUAN

Giúp đỡ thanh niên xây dựng mô hình khởi nghiệp

Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2016 ở cụm đơn vị trực thuộc T.Ư Đoàn có điểm nhấn là các hoạt động giúp đỡ thanh niên trong tìm kiếm việc làm và khởi nghiệp.

Cần đam mê và có trách nhiệm xã hội
Mỗi bạn trẻ khi khởi nghiệp cần chứng tỏ cho nhà đầu tư thấy bạn có tiềm năng như thế nào đối với họ. Đầu tiên, các bạn khởi nghiệp phải có niềm đam mê và mục đích rõ ràng. Khi đã xác định được mục đích rồi thì điều gì có thể giữ bạn “cháy” với đam mê lâu nhất. Đó chính là trách nhiệm với cộng đồng, mà Facebook là minh chứng cụ thể nhất. Ban đầu, mạng xã hội này gặp nhiều khó khăn, thử thách, nhưng bằng đam mê và trách nhiệm cộng đồng đã giúp họ thành công.
Thạch Lê Anh (Tổng giám đốc Silicon Valey Vietnam, Bộ Khoa học – Công nghệ)
Khai thác tối đa chính sách hỗ trợ
2017 sẽ là năm khởi nghiệp thực sự của những người trẻ ở nhiều ngành, đa dạng các dịch vụ phục vụ đời sống xã hội. Để triển khai dự án khởi nghiệp, cần nghiên cứu kỹ, tận dụng tối đa những chính sách ưu đãi về thuế, vốn vay và chính sách thể chế chung của nhà nước đang hỗ trợ cho khởi nghiệp. Tôi cho rằng, bạn trẻ cần định hướng xây dựng mô hình kinh doanh, hướng doanh nghiệp bài bản, khoa học và nhân văn ngay từ khi mới bắt đầu, theo tiêu chí sáng tạo, ứng dụng khoa công nghệ và tìm sự hỗ trợ, tư vấn chuyên môn từ các tổ chức nghề nghiệp trong ngành nghề, dịch vụ đang khởi nghiệp.
Nguyễn Văn Được (Giám đốc Công ty dịch vụ tư vấn thuế Trọng Tín)

 

Hà Ánh – Mỹ Quyên – Phan Hậu