23/01/2025

HĐXX bác toàn bộ đề nghị của người tham gia tố tụng

TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm bị cáo Phạm Công Danh, cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng.

 Xử phúc thẩm “đại án” Phạm Công Danh:

HĐXX bác toàn bộ đề nghị của người tham gia tố tụng

 

TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm bị cáo Phạm Công Danh, cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng.




 

Các bị cáo và những người tham gia tố tụng chờ phiên tòa khai mạcẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Ngày 27.12, TAND cấp cao tại TP.HCM bắt đầu khai mạc phiên xử phúc thẩm vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” liên quan đến bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN – VNCB, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh – gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 35 đồng phạm gây thiệt hại cho VNCB trên 9.000 tỉ đồng. Phiên xử dự kiến kéo dài đến ngày 25.1.2017
Trong phần khai mạc phiên tòa, chủ tọa phiên toà – thẩm phán Đặng Quốc Khởi thay mặt HĐXX cho biết 25/36 bị cáo kháng cáo có mặt đầy đủ. Trong 27/162 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan kháng cáo, có 8 người vắng mặt. Tuy nhiên, chỉ có bà Hứa Thị Phấn – đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ, bên bán 85% cổ phần Ngân hàng Đại Tín cho bị cáo Danh, và ông Nguyễn Việt Hà – Tổng giám đốc Công ty cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt có đơn xin xử vắng mặt, còn lại vắng mặt không lý do nhưng đều có ủy quyền cho người khác tham gia phiên t. Đối với 135 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không kháng cáo, có mặt 55 người, vắng mặt 80 người không lý do.
Sau khi HĐXX thông báo danh sách những người vắng mặt, bị cáo Danh xin nêu nguyện vọng: “Bị cáo tha thiết đề nghị phiên xử phải có mặt ông Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát – PV) vì trong quan hệ vay mượn tiền, bị cáo trực tiếp làm việc với ông Thanh, không phải cô Bích (Trần Ngọc Bích, con gái ông Thanh – PV). Đồng thời, bị cáo mong muốn t triệu tập đại diện Công ty Phương Trang”. Tiếp đó, luật sư (LS) Phan Trung Hoài, bào chữa cho bị cáo Danh cũng có ý kiến, trước khi mở phiên t, TAND cấp cao tại TP.HCM đã có giấy triệu tập bà Phạm Thị Trang (Trang “phố núi”) với tư cách là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng; có văn bản uỷ thác tư pháp hình sự cho t án có thẩm quyền ở Mỹ đề nghị bà Trang có mặt tại phiên phúc thẩm nhưng bà Trang vẫn vắng mặt. Theo LS Hoài, sự có mặt của bà Trang là vô cùng quan trọng để làm rõ mối quan hệ vay nợ giữa Danh và nhóm Trần Quí Thanh, Trần Ngọc Bích của Công ty Tân Hiệp Phát.
Ngoài ra, LS Lưu Văn Tám, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Hứa Thị Phấn đề nghị triệu tập ông Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng OceanBank để làm rõ mối quan hệ giữa bị cáo Danh, ông Thắm, bà Phấn…; LS Kiều Vũ Thị Uyên, bảo vệ cho nhóm bà Bích đề nghị triệu tập đại diện Công ty kiểm toán VN, Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước để làm rõ việc gửi tiền của nhóm Trần Ngọc Bích tại VNCB; các bị cáo Danh, Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB), Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc VNCB – chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB – chi nhánh Lam Giang), Mai Hữu Khương (nguyên Giám đốc VNCB – chi nhánh Sài Gòn) đề nghị thay đổi thẩm phán Huỳnh Thanh Duyên – một thành viên trong HĐXX vì thẩm phán Duyên trước đây là chủ tọa phiên tòa vụ án “con ruồi” – xét xử bị cáo Võ Văn Minh về tội “cưỡng đoạt tài sản” của Công ty Tân Hiệp Phát. Theo các bị cáo, vì cả hai vụ án đều liên quan đến Công ty Tân Hiệp Phát nên việc có mặt của thẩm phán Duyên là không đảm bảo tính khách quan.
Giữ quyền công tố tại phiên tòa, kiểm sát viên (KSV) cao cấp Nguyễn Văn Tùng, Viện KSND cấp cao tại TP.HCM cho rằng ông Trần Quí Thanh đã có đơn xin vắng mặt, uỷ quyền cho người khác tham dự phiên t, Phạm Thị Trang cũng có đơn xin vắng mặt và có xác nhận của Lãnh sự quán Mỹ nên việc vắng mặt của 2 người trên là hợp lệ. Với đề nghị triệu tập Hà Văn Thắm, đại diện Công ty Phương Trang, 12 cá nhân khác của các LS, theo KSV Tùng, trong quá trình xét xử phúc thẩm, nếu HĐXX thấy có cơ sở và cần thiết thì có thể triệu tập những người này; KSV cũng bác đề nghị của các bị cáo xin thay đổi thẩm phán Duyên vì lý do các bị cáo nêu ra không nằm trong các trường hợp phải thay đổi thẩm phán theo bộ luật Tố tụng hình sự.
Sau khi HĐXX vào hội ý, chủ toạ phiên toà thay mặt HĐXX nhận định toàn bộ ý kiến của Viện kiểm sát đã nêu là có căn cứ nên chấp nhận, quyết định tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án.
Hôm nay (28.12), phiên xử tiếp tục với phần thẩm vấn.
Ngày 9.9, TAND TP.HCM xử sơ thẩm tuyên phạt Danh 30 năm tù về 2 tội danh trên. Đồng thời, HĐXX tuyên buộc Danh, Tập đoàn Thiên Thanh và 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh đứng tên vay tiền phải bồi thường hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh gây thiệt hại cho VNCB, tiếp tục kê biên một số tài sản của Danh, Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án; 35 bị cáo còn lại nhận mức án từ 3 năm tù treo – 22 năm tù. Để khắc phục một phần hậu quả, HĐXX tuyên thu hồi ngược 5.190 tỉ đồng từ tài khoản của ông Trần Quí Thanh, buộc những người có quyền và nghĩa vụ liên quan là bà Hứa Thị Phấn trả lại 948 tỉ đồng, ông Thanh trả hơn 362 tỉ đồng, bà Bích trả khoảng 72 tỉ đồng… cho VNCB.


 

Phan Thương