Trong đơn gần nhất gửi Tập đoàn Hóa chất hôm 2.11, ông Vũ Đình Duy, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn này đã xin nghỉ phép năm hoặc nghỉ việc không lương.
Muốn nghỉ việc chỉ cần báo trước
Việc người lao động không cần đưa ra lý do mà chỉ cần báo trước thời hạn không làm ảnh hưởng đến người sử dụng lao động trong tuyển dụng, sắp xếp lại lao động
LS Nguyễn Thanh Thanh
Điều 37 bộ luật Lao động hiện hành quy định: NLĐ làm việc theo HĐLĐ có xác định thời hạn, hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong trường hợp: Không được bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo điều kiện làm việc đã thoả thuận trong HĐLĐ; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động…
Điều luật này cũng quy định khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ phải báo cho người sử dụng lao động (NSDLĐ) biết trước 3 ngày hoặc 30 ngày (tùy từng trường hợp). Như vậy, khi NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ (có xác định thời hạn) phải tuân thủ 2 điều kiện là: “lý do nghỉ việc” và “thời gian báo trước”, thiếu một trong hai điều kiện đều bị xem là nghỉ việc trái luật.
Quy định này đã có nhiều ý kiến khác nhau nên dự thảo luật sửa đổi đưa ra hai phương án: một là giữ nguyên quy định cũ; hai là bỏ lý do nghỉ việc, chỉ cần báo trước là đủ. Theo phương án hai, bất cứ khi nào NLĐ cảm thấy không hài lòng với việc làm hiện tại hoặc tìm kiếm được việc làm tốt hơn thì họ sẽ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần có lý do. Thêm vào đó, điều luật sửa đổi này cũng quy định khi có các lý do theo luật định thì NLĐ có quyền nghỉ ngay mà không cần phải báo trước.
“Không ai đi chứng minh lý do”
Theo ghi nhận của PV, hiện tại đa số các doanh nghiệp khi có NLĐ xin nghỉ việc thì đều giải quyết chứ ít khi nào buộc NLĐ phải chứng minh lý do.
Anh Tôn Quốc Vinh, cán bộ nhân sự một công ty có vốn nước ngoài tại H.Củ Chi (TP.HCM), cho biết công ty anh có hơn 5.000 công nhân (CN), việc CN xin nghỉ làm thường xuyên xảy ra, và công ty đều giải quyết ngay chứ không ai đi chứng minh lý do nghỉ làm cả. Chị Lương Thị Dánh, phụ trách nhân sự của một công ty tại Q.Bình Tân (TP.HCM), cũng cho rằng thực tế nếu CN gặp những vấn đề như không được bố trí công việc theo hợp đồng, không được trả lương, bị quấy rối tình dục hoặc bị cưỡng bức lao động thì họ cũng tự nộp đơn và xin nghỉ ngay chứ chẳng ai làm việc thêm 30 ngày theo quy định. “Quy định vừa có lý do, vừa phải có thời gian báo trước là thừa”, anh Vinh nói.
Theo các chuyên gia, dựa vào số liệu thống kê, dự kiến năm 2017 tình hình việc làm có nhiều khả quan.
Luật gia Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật (Liên đoàn Lao động TP.HCM), cho rằng quy định bỏ lý do khi nghỉ việc là tạo thuận lợi cho NLĐ nhằm phòng ngừa cưỡng bức lao động, tránh hiện tượng NSDLĐ buộc NLĐ phải làm việc cho hết hợp đồng, tạo điều kiện để NLĐ có thể tìm công việc khác tốt hơn. Trong trường hợp này, NLĐ phải báo trước thời gian nghỉ theo quy định để NSDLĐ có thời gian sắp xếp công việc là phù hợp.
Trường hợp có các lý do như cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục, không được nhận lương, không được bố trí công việc theo hợp đồng… thì NLĐ có quyền nghỉ ngay mà không cần báo trước vì NSDLĐ đã vi phạm các quy định thì mối quan hệ lao động cần chấm dứt ngay.
Còn theo luật sư Nguyễn Thanh Thanh (Đoàn luật sư TP.HCM), quy định phải có lý do luật định và thời gian báo trước NLĐ mới được đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã ràng buộc NLĐ phụ thuộc nhiều vào NSDLĐ, buộc họ phải làm việc dù mình không muốn. “Việc NLĐ không cần đưa ra lý do mà chỉ cần báo trước thời hạn không làm ảnh hưởng đến NSDLĐ trong tuyển dụng, sắp xếp lại lao động”, luật sư Thanh nhận định.