Rào cản đại học tư phát triển
Nhiều chuyên gia đã cho rằng chính sách là nguyên nhân hàng đầu ngăn cản sự phát triển của mô hình đại học tư phi lợi nhuận.
Rào cản đại học tư phát triển
Nhiều chuyên gia đã cho rằng chính sách là nguyên nhân hàng đầu ngăn cản sự phát triển của mô hình đại học tư phi lợi nhuận.
Hôm qua (22.12), tại Hà Nội, Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ đã tổ chức hội thảo Thực trạng và các giải pháp cần thiết củng cố, phát triển các trường ĐH ngoài công lập VN.
Tại hội thảo, các chuyên gia chia sẻ sự lo lắng trước những non kém của hệ thống trường ĐH ngoài công lập hiện nay, đặc biệt về thực trạng vắng bóng ĐH tư phi lợi nhuận. Nhiều chuyên gia cho rằng trong các nguyên nhân được đề cập, chính sách nhà nước được cho là yếu tố hàng đầu khiến ĐH tư không “ngoi” lên được, làm cho cả một hệ thống trường ĐH ngoài công lập đến nay không có một trường nào là trường phi lợi nhuận.
TIN LIÊN QUAN
Sinh viên sư phạm sẽ thực tập như sinh viên y
Đào tạo giáo viên phải đổi mới theo hướng giống như trường y, cho sinh viên học ngay tại bệnh viện thì mới có thể bắt nhịp đổi mới giáo dục phổ thông.
Thiếu hành lang pháp lý
Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho biết điều khiến bà trăn trở nhất hiện nay khi suy nghĩ về giáo dục ĐH ngoài công lập là sự thiếu vắng của các trường ĐH phi lợi nhuận. Sự thiếu vắng này không phải do nước ta không có các “mạnh thường quân” sẵn sàng tài trợ cho ĐH mà trước hết do thiếu hành lang pháp lý. Dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương từ năm 2005, đặc biệt khuyến khích phát triển các cơ sở phi lợi nhuận nhưng đến nay hành lang pháp lý cho các trường ĐH tư thục chỉ mới được xây dựng theo mô hình công ty cổ phần (mà thực chất là áp dụng cơ chế doanh nghiệp đối với các cơ sở hoạt động theo cơ chế lợi nhuận), còn cho các tổ chức hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận thì hoàn toàn vắng bóng.
Không chỉ bà Bình, tại hội thảo, nhiều chuyên gia đã nêu rõ chính sách là nguyên nhân số một cản trở tiến trình hình thành phát triển ĐH phi lợi nhuận. Trong đó có một quy định của điều lệ trường ĐH được nhiều đại biểu đưa ra làm minh chứng. Theo đó, để một trường ĐH tư thục đang hoạt động cơ chế “không vì lợi nhuận”, điều lệ này đòi hỏi “phải được sự đồng thuận của đại diện tối thiểu 75% tổng số vốn góp của các thành viên góp vốn”. Nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Tại sao không quy định 51% (đủ biểu thị ý kiến đa số), hay 65% như các quyết định của đại hội toàn trường trong thể chế ĐH, mà phải là 75%? Phải chăng con số 75% được “mượn” từ luật Doanh nghiệp?
TIN LIÊN QUAN
Người Việt đầu tiên được phong Viện sĩ Viện Hàn lâm y học Pháp
GS-TS Phạm Văn Thức, Nhà giáo nhân dân, Hiệu trưởng trường đại học Y Dược Hải Phòng, đã vinh dự nhận chức danh Viện sĩ Viện Hàn lâm y học quốc gia Pháp tại một buổi lễ diễn ra trọng thể tại trụ sở của Viện Hàn lâm y học quốc gia Pháp ngày 20.12, tại Paris.
PGS-TS Trần Quốc Toản, Hội đồng lý luận trung ương, cho rằng cần phải quan niệm đúng về trường ĐH phi lợi nhuận. Phi lợi nhuận không có nghĩa là không thu lời từ dịch vụ giáo dục ĐH mà là có thu lời, thậm chí lợi nhuận cao nhưng lợi nhuận đó được giữ lại đầu tư cho sự phát triển (chứ không phải cho riêng cá nhân nào làm chủ mà cũng không chia cho các cổ đông). Như vậy, nếu trường phi lợi nhuận phát triển thì sự phát triển đó chỉ có lợi cho giáo dục ĐH mà thôi.
Ngoài công lập tồn tại để “trang trí”
Từ năm 2001, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 số sinh viên học trong các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đạt 30% tổng số sinh viên.
Theo quan sát của TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT, mục tiêu đó được nhắc lại một số lần, thậm chí năm 2007 vẫn là hướng tới 30 – 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, đến năm 2013, trong quy hoạch điều chỉnh mạng lưới các trường ĐH, CĐ (do Chính phủ phê duyệt) không còn mục tiêu tỷ lệ mong muốn với ĐH ngoài công lập nữa. “Không rõ do tăng tỷ lệ sinh viên ngoài công lập khó quá, không làm được nên không nêu thành mục tiêu nữa, hay chủ trương xem đây là việc không cần làm?”, ông Tùng đặt câu hỏi.
TIN LIÊN QUAN
ĐH Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh 2017
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tuyển sinh bằng nhiều phương thức, trong đó có thí điểm tổ chức thi đánh giá năng lực ở một vài đơn vị thành viên.
Cũng theo TS Tùng, tỷ lệ chưa đến 14% hiện nay chỉ đủ giúp trường ĐH, CĐ ngoài công lập tồn tại mang tính chất “trang trí” cho hệ thống giáo dục ĐH. Còn nếu theo xu hướng quốc tế thì ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm tỷ lệ khoảng 30% (Mỹ 26,1%, châu Á 36,4%, Mỹ Latin 48,6%…). “Trên thế giới, chỉ 2 khu vực có tỷ lệ sinh viên trường ngoài công lập thấp, đó là châu Âu (16%), khu vực các nước giàu có, nơi nhà nước chu cấp giáo dục ĐH như dịch vụ công ích và châu Phi (14,6%), nơi rất nghèo khiến chỉ có nhà nước mới lo được cho giáo dục ĐH. Cho nên có thể xem trường hợp VN là một ngoại lệ do chúng ta không giàu như châu Âu cũng không nghèo như châu Phi”, ông Tùng nhận xét.
GS Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, thì cho rằng con đường tất yếu là phải phát triển trường tư khi mà hiện nay nhà nước đã dành 20% GDP cho giáo dục và không có khả năng tăng thêm.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều trường ĐH sẽ bỏ ngưỡng điểm xét tuyển
Trước những thay đổi trong dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH của Bộ GD-ĐT có ảnh hưởng nhiều đến các trường ĐH ngoài công lập, những trường này cũng tìm cách đưa ra các phương thức xét tuyển riêng.
Trường ĐH hay UBND phường ?
Theo PGS-TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, với vấn đề giáo dục ĐH, uỷ ban không quan tâm đó là trường tư thục hay công lập mà chỉ quan tâm tới một trường ĐH đúng nghĩa. “Làm sao chúng ta có được trường ĐH đúng nghĩa mà thuộc tính của nó là tự chủ ĐH, ngay cả trường công lập? Đấy là trường ĐH thật sự hay chưa, hay chỉ như một UBND phường? Bây giờ chúng ta phải có hai cánh: công lập và tư thục cho sự nghiệp giáo dục trên nền chung là tự chủ ĐH”, ông Bình nói.
|
Quý Hiên