Trong khi rất nhiều trường phổ thông cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, thì một số trường lại khai thác lợi thế từ thiết bị này để dạy và giúp học sinh vừa thoát khỏi cách học lệ thuộc vào tài liệu trên giấy, ghi chép theo kiểu truyền thống, vừa làm chủ công nghệ.
Sử dụng điện thoại thông minh để dạy và học
Trong khi rất nhiều trường phổ thông cấm học sinh sử dụng điện thoại trong trường học, thì một số trường lại khai thác lợi thế từ thiết bị này để dạy và giúp học sinh vừa thoát khỏi cách học lệ thuộc vào tài liệu trên giấy, ghi chép theo kiểu truyền thống, vừa làm chủ công nghệ.
Theo cách này, giáo viên (GV) không giở giáo án ra giảng bài và học sinh (HS) cũng không ghi chép như trước đây mà sử dụng điện thoại thông minh để gửi bài tập, nhận phản hồi từ HS.
Cứ có mạng là học được
Việc thay đổi lối dạy truyền thống từ đọc chép sang sử dụng hoàn toàn điện thoại thông minh, máy tính trong lớp học là mô hình được Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) áp dụng và được nhiều nhà chuyên môn, GV đánh giá cao.
Trong tiết học hóa, GV Lợi Minh Trang của trường trên, hoàn toàn không sử dụng giáo án giấy mà thay vào đó dùng một máy chủ kết nối toàn bộ HS trong lớp. Từ việc cho bài tập, kiểm tra bài tập, đưa tài liệu, nhận phản hồi từ HS… đều được thao tác trên máy. Lúc này, mỗi HS chỉ cần một phương tiện có thể kết nối mạng như máy tính bảng, điện thoại thông minh là có thể truy cập vào bài học một cách dễ ràng.
Theo GV Trang, để tổ chức những tiết học này, đầu tiên trường phải đăng ký và được Microsoft cung cấp một chương trình hỗ trợ học tập (hoàn toàn miễn phí). Thông qua chương trình này, GV chỉ cần thành lập tên miền và thêm tài khoản của tất cả HS trong lớp vào. Sau đó, HS sẽ tự tạo cho mình một trang học tập riêng do HS tự trang trí, quản lý và chỉ GV mới có thể xem được. Tất cả các tài khoản này sẽ tự động được đồng bộ hoá. GV tạo ứng dụng Microsoft OneNote (Sổ tay), đây được xem là trang chính để HS vào học tập.
Hơn một năm mày mò nghiên cứu, cậu học trò Phạm Khắc Phi Long (học sinh lớp 11, Trường THPT Gia Định, TP.HCM) đã sáng tạo thành công sản phẩm mang tên: ‘Fitz’ robot.
Trước mỗi buổi học GV sẽ ra bài tập về nhà. Sau khi đưa ra yêu cầu cụ thể, GV sẽ cho HS thời gian làm bài, phản hồi bài tập trong vòng một giờ trước khi đi ngủ. Từ biểu tượng được mặc định trước đó, GV có thể quan sát và biết được những HS nào đã hoàn thành việc chuẩn bị bài, HS nào chưa tham gia và có thể can thiệp ngay. Nếu HS không hiểu bài, gặp khó khăn hay đơn giản chỉ là lười học, GV có thể tương tác ngay. Sử dụng công nghệ như vậy giúp việc dạy và học của trò đều tiện lợi hơn.
GV Trang cũng cho biết nhà trường có thể sử dụng phòng máy để dạy và học. Những trường chưa có đủ điều kiện có thể lấy ý kiến phụ huynh về việc cho con sử dụng điện thoại thông minh hay máy tính bảng, máy tính xách tay khi tới trường.
Quách Như Cát (HS lớp 10A3) hào hứng: “Trước đây chúng em lên mạng chủ yếu để chơi trò chơi hoặc lướt Facebook. Mới đầu tiếp cận với cách học này tụi em khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, chỉ một hoặc hai ngày sau là quen và cảm thấy vô cùng tiện lợi. Không cần quá nhiều sách vở nhưng tụi em vẫn có đa dạng tài liệu. Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa em còn được xem clip, được hướng dẫn vào các trang hỗ trợ học tập do thầy gửi đường dẫn. Nhờ đó mà tiết học hoá vốn khô khan trước đây trở nên đầy màu sắc và thú vị hơn hẳn”.
Bộ GD-ĐT đang gấp rút thực hiện chương trình - sách giáo khoa mới để thay thế chương trình phổ thông hiện hành với định hướng chuyển mạnh từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, xây dựng nền giáo dục mở, thực học…
Còn Trần Nguyễn Khánh Linh (lớp 10A3) nói: “Với cách học này chúng em không cần cặm cụi ghi chép, không lo mất tài liệu hay không viết kịp mà tất cả tài liệu đều nằm gọn trong một kho do mình tự sắp xếp”. Linh cho biết thêm: “Thay vì trước đây mỗi lần làm bài kiểm tra xong phải ngóng dài cổ cả tuần để được biết điểm thì hiện nay sau khi nhấn nút gửi bài kiểm tra, chỉ khoảng 20 phút sau chúng em có thể biết kết quả”.
Kết nối, quản lý qua điện thoại thông minh
Với quan điểm lấy HS làm trung tâm và phương pháp là quan trọng, ông Lê Thành Vĩnh, GV Trường THPT Đinh Thiện Lý (Q.7, TP.HCM) đã giúp HS của mình làm chủ những phương tiện như điện thoại thông minh, máy tính vào việc học hiệu quả.
Học thông qua điện thoại thông minh còn hỗ trợ việc kết nối giữa GV và HS hiệu quả hơn. Sau mỗi bài học, GV có thể yêu cầu thông tin phản hồi từ phía HS, những phản hồi này không cần ghi tên và hoàn toàn bảo mật ngay cả GV cũng không thể tìm ra. Chính vì thế, những góp ý rất thật như: thầy dạy nhanh ở phần nào, HS nào có thái độ học tập không nghiêm túc đều được chia sẻ. Từ đó GV có thể rút kinh nghiệm và xây dựng bài học tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng điện thoại thông minh trong giảng dạy giúp quản lý cũng như kết nối giữa các GV, HS với ban giám hiệu nhà trường cũng khá hiệu quả.
Thời gian vừa qua, hàng loạt trường THCS, THPT tại TP.HCM cũng áp dụng hình thức kết nối với các chuyên gia, thủ lĩnh trẻ, cựu HS đang ở nước ngoài để chia sẻ kinh nghiệm học tập thông qua Skype, Facebook.
Chưa khẳng định được thực sự rõ rệt về chất lượng cao trong trường công, nhưng lại cho tăng học phí lên gấp trăm lần so với trường công lập khiến dư luận có quyền nghi ngại về quyết định vội vàng của Hà Nội.
Hôm nay, nhiều học sinh đã chia sẻ trên mạng xã hội về nội dung đề kiểm tra ngữ văn trích lời bài hát Ông bà anh của Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song.