28/12/2024

Khủng hoảng tiền mặt lên cao, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa công bố đóng cửa biên giới của đất nước với Colombia trong vòng 72 giờ, khi người Venezuela vội vàng đổi tiền giấy trước khi chúng trở thành vô giá trị vào cuối tuần này.

 

Khủng hoảng tiền mặt lên cao, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vừa công bố đóng cửa biên giới của đất nước với Colombia trong vòng 72 giờ, khi người Venezuela vội vàng đổi tiền giấy trước khi chúng trở thành vô giá trị vào cuối tuần này.



 

Biên giới Venezuela - Colombia /// Reuters

Biên giới Venezuela – ColombiaREUTERS

Theo CNN, ông Maduro từng cáo buộc “mafia” chuyển tiền mặt Venezuela vào Colombia. Động thái đóng cửa biên giới là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng thể hiện cảnh suy thoái kinh tế nghiêm trọng mà Venezuela đang trải qua.
Chính phủ Venezuela cho hay đóng cửa biên giới là việc làm cần thiết để “chống lại các hoạt động tội phạm nhằm vào đồng tiền của chúng tôi”. Một số người Venezuela đang đi đến các thị trấn biên giới để đổi tiền là bolivar lấy đô la Mỹ, hoặc chỉ đơn giản là để dùng tiền mua thực phẩm, nhu yếu phẩm khi họ còn có thể.
Tờ bạc có mệnh giá lớn nhất ở Venezuela là tờ 100 bolivar. Theo tỷ giá chính thức, 100 bolivar đổi được 15 cent Mỹ song theo tỷ giá không chính thức vốn phổ biến hơn, 100 bolivar ngang giá 2 cent. Người Venezuela đã và đang phải vác các túi tiền nặng đi mua hàng hóa cơ bản.
Để giúp dân, chính phủ của ông Maduro tuyên bố sẽ bắt đầu in sáu tờ bạc mới có mệnh giá từ 500 đến 20.000 bolivar. Dù vậy, tiền giấy có mệnh giá lớn nhất sắp ra mắt cũng chỉ ngang giá 5 USD. Hôm 11.12, chính phủ Venezuela tuyên bố rút toàn bộ giấy bạc 100 bolivar ra khỏi lưu thông, thay thế chúng bằng tiền xu cùng giá trị trong vòng 72 giờ. Giấy bạc và tiền xu mới được dự kiến ra mắt vào ngày 15.12.
Ông Maduro cho hay lệnh đổi tiền giấy sang tiền xu của ông diễn ra nhanh chóng là để giải quyết “mafia”, những người lén đưa bolivar ra ngoài Venezuela. Việc đổi tiền chỉ trong vài ngày buộc người Venezuela phải gửi tiền giấy vào các ngân hàng địa phương và đổi chúng càng nhanh càng tốt để không giữ các mẩu giấy vụn vào cuối tuần này.
Anh Simon Rojas trải qua khủng khoảng kinh tế Venezuela trong nhiều năm. Năm nay 25 tuổi và tốt nghiệp đại học ở thủ đô Caracas, anh cho hay loạt giấy bạc mới của chính phủ sẽ không giải quyết được gì. Trước cảnh lạm phát mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo là sẽ vượt qua 1.600% vào năm sau, anh Rojas đang cố gắng chi các tờ bạc 100 bolivar của mình trước khi thời hạn 72 tiếng đi qua hoặc trước khi nó mất giá thêm.
“Ông ấy cho rằng quyết định này là cách giải quyết, nhưng nó sẽ không bao giờ có kết quả. Tôi đang cố gắng chi tiêu bolivar, không tiết kiệm. Không có động cơ để tiết kiệm”, anh Rojas nói về Tổng thống Maduro và gợi về khủng hoảng lạm phát phi mã ở Zimbabwe.

 

Thu Thảo