25/12/2024

Xây dựng các đặc khu kinh tế: Chỉ còn chờ cơ chế

Muốn xây dựng thành công các khu hành chính – kinh tế đặc biệt, trước hết phải có cơ chế đặc biệt, mang tính đột phá để thu hút được các nguồn lực, phát huy được lợi thế và tiềm năng của những địa phương này.

 

Xây dựng các đặc khu kinh tế: Chỉ còn chờ cơ chế

 Muốn xây dựng thành công các khu hành chính – kinh tế đặc biệt, trước hết phải có cơ chế đặc biệt, mang tính đột phá để thu hút được các nguồn lực, phát huy được lợi thế và tiềm năng của những địa phương này.

 

 

 

Xây dựng các đặc khu kinh tế: Chỉ còn chờ cơ chế
Dự án cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong (thôn Đầm Môn, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) do Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) làm chủ đầu tư. Sau gần hai năm khởi công, công trình này gần như vẫn giậm chân tại chỗ bởi tiến độ thi công quá chậm – Ảnh: Văn Kỳ

Đó là ý kiến của các địa phương khi đề cập đến nội dung nghị quyết phiên họp Chính phủ, trong đó có nội dung thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình ba đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt tại Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hoà) và Phú Quốc (Kiên Giang).

* Ông Nguyễn Mạnh Tuấn (trưởng Ban quản lý Khu kinh tế 
Quảng Ninh):

Cần đến 12 tỉ USD cho đặc khu kinh tế Vân Đồn

Ngay từ năm 2012, tỉnh Quảng Ninh đã ra đề án trong đó có nội dung về đặc khu kinh tế, lấy ý kiến các bộ ngành trung ương.

 

Hiện nay chúng tôi đã tiếp nhận toàn bộ nội dung đề án được Tỉnh uỷ giao, báo cáo UBND tỉnh thành lập một tổ công tác do một phó chủ tịch UBND tỉnh làm tổ trưởng, Ban quản lý khu kinh tế làm tổ phó thường trực cùng lãnh đạo các sở, ngành địa phương để rà soát lần cuối cùng, phấn đấu trong tháng 12-2016 hoặc tháng 1-2017 sẽ có hồ sơ đề án.

Để xây dựng đề án như mong muốn, đến năm 2030 cần một nguồn vốn cực lớn – khoảng 12 tỉ USD, riêng giai đoạn 2014-2020 đã cần đến 5,7 tỉ USD. Do đó, ngoài một phần vốn do Nhà nước bỏ ra, còn lại huy động từ rất nhiều nguồn lực xã hội khác.

Đến nay, Quảng Ninh đã huy động được 40.000 tỉ đồng đầu tư vào đặc khu Vân Đồn, với hai nội dung quan trọng là kết nối đối nội và kết nối đối ngoại. Trong đó, kết nối đối ngoại là các tuyến đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long, Hạ Long – Vân Đồn và sắp tới là Vân Đồn – Móng Cái huy động theo hình thức BOT, BT.

Kết nối đối nội hiện đang được thực hiện với hai hạng mục lớn là sân bay Vân Đồn có quy mô vốn 7.000 tỉ đồng dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2018 và khu phức hợp giải trí có casino, đường trục nối các khu chức năng trong Khu kinh tế Vân Đồn, viễn thông, điện, nước…

Chúng tôi hi vọng nghị quyết về đề án xây dựng đặc khu kinh tế của Chính phủ cộng với chủ trương của Bộ Chính trị về casino trong khu phức hợp sẽ là một bước đột phá để thu hút các nhà đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt.

* Ông Huỳnh Vĩnh Lạc (chánh Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang):

Đang hoàn thiện đề án đặc khu Phú Quốc

Cho đến thời điểm này, đề án thành lập đặc khu Phú Quốc đã kéo dài gần 10 năm và liên tục được tu chỉnh, hoàn thiện, bổ sung theo tình hình thực tế từng năm. Đề án mới được điều chỉnh, bổ sung và báo cáo Ban thường vụ Tỉnh uỷ cho ý kiến.

Sắp tới có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh. Vấn đề quan trọng là phải chờ chủ trương chính thức của Bộ Chính trị, rồi còn phải chờ Quốc hội ban hành luật, Chính phủ ra nghị định, các bộ, ngành ra văn bản hướng dẫn.

Một số định hướng lớn cho mô hình đặc khu ở Phú Quốc cơ bản đã rõ, chẳng hạn có một số quyền đặc biệt, các cơ chế chính sách mang tính đột phá để Phú Quốc phát triển tối đa tiềm năng, lợi thế vốn có.

Dự kiến đặc khu Phú Quốc sẽ có bộ máy chính quyền hai cấp đặc khu và cấp phường, không có cấp quận, huyện. Trong quá trình xây dựng đề án, nhiều ý kiến đã đề xuất yếu tố con người cho bộ máy chính quyền của đặc khu phải được đặt lên hàng đầu vì đây là yếu tố quyết định.

Về phát triển kinh tế, theo quy hoạch chung phát triển đảo Phú Quốc đến năm 2030 và định hướng sau năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt, đặc khu Phú Quốc sẽ là trung tâm hành chính – kinh tế đặc biệt.

Đồng thời, sẽ tập trung phát triển theo định hướng trở thành trung tâm du lịch sinh thái – nghỉ dưỡng chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế. Phú Quốc cũng sẽ có một số trung tâm nghiên cứu khoa học chủ yếu lĩnh vực bảo tồn môi trường thiên nhiên, công nghệ sinh học…

* Ông Hoàng Đình Phi (trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong, Khánh Hòa):

Vân Phong sẽ là khu du lịch tầm cỡ quốc tế

Trong các năm 2012 và 2014, UBND tỉnh Khánh Hoà đã hai lần đề xuất một số cơ chế đặc thù cho Khu kinh tế Vân Phong, nhưng khi trình ra đều được trung ương yêu cầu điều chỉnh, bổ sung nên vẫn chưa thể nói các cơ chế đặc thù riêng của Vân Phong.

Tuy nhiên, về định hướng phát triển, đặc khu kinh tế Vân Phong là sẽ phát triển một khu du lịch dịch vụ có tầm cỡ quốc tế, trong đó có casino, các trò chơi có thưởng, các khu đô thị du lịch, khu công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản chất lượng cao và giáo dục, y tế chất lượng cao.

Đặc biệt, tỉnh cũng xin lập một trung tâm tài chính tầm cỡ quốc tế ngay tại Khu kinh tế Vân Phong. Đây cũng là trọng tâm của các đề xuất khi xây dựng Khu kinh tế Vân Phong.

Về chính quyền đặc khu, chúng tôi đề xuất dựa vào Luật tổ chức chính quyền địa phương, trực thuộc UBND tỉnh Khánh Hoà để tinh giản 
nhân sự, tiết kiệm ngân sách.

* Ông Nguyễn Tuấn Minh 
(nguyên bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu):

Phải có đề án nghiên cứu toàn diện

Mô hình “đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo” trước đây chỉ thuần tuý về mặt hành chính chứ chưa có kinh tế và các mảng khác. Và mô hình “đặc khu hành chính” này không hiệu quả nên mới bỏ đi, tái lập tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau đó, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có ý định nghiên cứu xây dựng toàn tỉnh trở thành đặc khu kinh tế nhưng chưa bắt tay vào làm thì dừng lại. Vì chưa nghiên cứu, chưa làm đề án nên không thể nói được những cái hay, cái lợi của mô hình đặc khu kinh tế.

Tuy nhiên, nếu triển khai mô hình đặc khu kinh tế phải có đề án hẳn hoi để nghiên cứu vấn đề về lý luận hành chính, lý luận kinh tế, địa kinh tế, địa chính trị. Và phải so sánh cụ thể lợi thế giữa mô hình này với các mô hình khác, vùng này với vùng khác 
như thế nào.Đông Hà

Đ.HIẾU – K.NAM – TR.TÂN