23/01/2025

Nỗi lo đột quỵ ‘tấn công’ người trẻ

Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não, trước kia được mặc định là bệnh của người già, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ người bị đột quỵ đang trẻ hoá.

 

Nỗi lo đột quỵ ‘tấn công’ người trẻ

Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não, trước kia được mặc định là bệnh của người già, nhưng trong những năm gần đây tỷ lệ người bị đột quỵ đang trẻ hoá.




 /// Ảnh: Shutterstock

Ảnh: Shutterstock

Nhiều nguyên nhân
Đột quỵ thường do mạch máu não bị dị dạng, do các bệnh về máu, viêm mạch máu… các nguyên nhân này không thay đổi nhiều so với trước đây. Tuy nhiên, hiện nay lý do khiến đột quỵ tăng lên ở người trẻ chủ yếu liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống.
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam – Tổng thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP.HCM, do cuộc sống ngày càng hiện đại, con người trở nên căng thẳng, vội vã hơn, ít hoạt động thể chất, chế độ ăn nhiều mỡ, muối, ít rau xanh, đặc biệt ăn nhiều các thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên… từ đó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Đây cũng là nguyên nhân làm tăng bệnh mạch máu nói chung và đột quỵ nói riêng.


Nguy hiểm của đột quỵ
Đột quỵ là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 trên thế giới, còn ở VN là nguyên nhân tử vong đứng thứ nhất. Đồng thời đột quỵ cũng là nguyên nhân gây tàn phế hàng đầu.
Như vậy, nếu nặng thì đột quỵ sẽ gây tử vong; nếu nhẹ và vượt qua được sẽ bị tàn phế, trường hợp nặng có thể nằm một chỗ, hoặc sống đời sống thực vật; còn nhẹ hơn nữa thì đi lại yếu, nói năng không bình thường, không thể làm lại công việc cũ. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân có thể hồi phục bình thường hoặc gần bình thường và trở lại công việc cũ.
Nỗi lo đột quỵ 'tấn công' người trẻ - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

10 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Nhiều người biết rằng thực phẩm là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhưng lại không biết nó cũng có thể là người bạn đồng hành phòng ngừa căn bệnh này, hay thậm chí hỗ trợ chữa lành sau một cơn đột quỵ.  


Giữ gìn sau cơn bệnh
Với người từng bị đột quỵ và được cứu sống, khả năng bị đột quỵ lại rất cao nên càng phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn uống và vận động lành mạnh, đồng thời phải điều trị trực tiếp căn nguyên cụ thể của cơn đột quỵ mình đã mắc phải, Có thể điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật, nong mạch tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Theo PGS-TS Nguyễn Hoài Nam, nếu người từng bị đột quỵ có bệnh huyết áp cao thì cần phải ăn nhạt (bớt muối trong khẩu phần ăn). Nếu người từng đột quỵ có bệnh tiểu đường thì phải kiêng đường, giảm bột, tăng cường rau xanh.
Bên cạnh đó, cần tăng cường vận động, đi lại, trong thời gian làm việc phải ngồi nhiều thì nên sắp xếp giờ giải lao để đứng dậy và vận động nhẹ nhàng. Hằng ngày nên tập thể dục ít nhất 30 phút và tập ít nhất 5 ngày trong tuần. Nên chọn những môn nào phù hợp với bản thân và duy trì dài lâu.
Nỗi lo đột quỵ 'tấn công' người trẻ - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Giảm nguy cơ đột quỵ nhờ trứng

Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American College of Nutrition cho thấy ăn một quả trứng mỗi ngày giúp giảm 12% nguy cơ bị đột quỵ.



Ngọc Khuê