23/01/2025

Doanh nghiệp hối hả lo hàng tết

Doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, thêm những sản phẩm mới lạ, cùng những thay đổi trong chính sách bình ổn giá khiến mùa tiêu dùng cuối năm nay được dự báo sẽ sôi động hơn.

 

Doanh nghiệp hối hả lo hàng tết 

Doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng dồi dào, thêm những sản phẩm mới lạ, cùng những thay đổi trong chính sách bình ổn giá khiến mùa tiêu dùng cuối năm nay được dự báo sẽ sôi động hơn.

 

 

 

Doanh nghiệp hối hả lo hàng tết 
Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị nguồn hàng dồi dào cho dịp tết. Trong ảnh: hàng hoá được chất đầy tại một siêu thị ở TP.HCM – Ảnh: Quang Định

Thay vì rót tiền trực tiếp cho doanh nghiệp, nhiều địa phương đã thực hiện chương trình bình ổn giá bằng cách kết nối doanh nghiệp phân phối với ngân hàng, nhà sản xuất và có những hỗ trợ như vận chuyển, tổ chức thêm điểm bán hàng…

Nhà phân phối chủ động

Là địa phương đầu tiên chuyển từ cơ chế tạm ứng sang cơ chế cho vay không lãi, đến nay TP.HCM đã có nhiều doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn và không cần hỗ trợ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Tấn Thanh – đại diện truyền thông của Liên hiệp hợp tác xã TP.HCM, chủ hệ thống siêu thị Co.op Mart – cho biết ngay từ giữa năm doanh nghiệp đã có kế hoạch phối hợp với các nhà cung cấp để chuẩn bị nguồn cung hàng lên tới 110.000 tấn, tăng 15% so với trước, chủ động điều tiết và bình ổn giá hàng hóa tết.

“Riêng lượng hàng bình ổn tăng từ 5 – 30% tùy nhóm, các mặt hàng còn lại có độ tăng trưởng từ 
10 – 30%, dự kiến tăng cao nhất nằm ở nhóm nước giải khát, bia, trái cây và rau củ quả” – ông Thanh cho hay.

Đại diện của siêu thị Co.op Mart cho biết theo quy luật thị trường mùa tết, một số sản phẩm tiêu thụ mạnh dịp cận tết như thực phẩm tươi sống, rau củ quả, bia rượu… sẽ có mức giá tăng nhẹ. Tuy nhiên, trong năm nay giá sẽ không tăng đáng kể, chỉ ở 
mức 5 – 10%.

Tại Hà Nội, kế hoạch cung ứng nguồn hàng tết, bình ổn thị trường năm 2017 cũng được thành phố đổi mới theo hướng để doanh nghiệp tự chủ động. Không hỗ trợ doanh nghiệp vay với lãi suất 0% từ Quỹ dự trữ tài chính như các năm trước, thành phố đã đẩy mạnh kết nối ngân hàng với doanh nghiệp.

Theo Tổng công ty Thương mại Hà Nội, đơn vị này đã chuẩn bị và dự trữ các mặt hàng với tổng trị giá lên tới 1.200 tỉ đồng, phục vụ tại 70 điểm bán lẻ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tổ chức hàng trăm chuyến bán hàng lưu động, phục vụ cho người dân ngoại thành, khu công nghiệp.

Một số đơn vị sản xuất rau, củ và trái cây cho biết mặc dù vừa qua nguồn cung có bị ảnh hưởng do mưa bão, nhưng với cam kết giữ ổn định giá nên vẫn đảm bảo cung ứng hàng với giá cả ổn định.

Doanh nghiệp sản xuất cùng chia sẻ

Ông Đào Ngọc Nam – giám đốc Công ty thực phẩm sạch An Việt – cho biết thời gian qua nhiều đơn vị đầu tư vào nông nghiệp theo hướng chất lượng cao, khiến cho nguồn cung thị trường tăng lên nên giá rất ổn định.

Đến nay, doanh nghiệp đã chuẩn bị lượng hàng hơn 140.000 tấn, tăng 30% so với năm trước.

Ông Văn Đức Mười, tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan), cho biết trong năm nay doanh nghiệp đã chủ động dự trữ nguồn hàng lên tới 600 tỉ đồng để phục vụ nhu cầu mua sắm tết.

Trong đó, lượng thịt tươi sống đưa ra thị trường là khoảng 300.000 tấn, thịt chế biến khoảng 3.200 tấn. Theo nhận định của ông Mười thì sức tiêu thụ trên thị trường hiện chỉ ở mức bình thường.

Do đó, để kích cầu tiêu dùng, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chương trình giảm giá trực tiếp như giảm 4.000 đồng/kg thịt heo cho nhà phân phối, hoặc khuyến mãi trực tiếp cho khách hàng.

Chủ một hợp tác xã trồng rau sạch tại Đà Lạt cho biết diễn biến thời tiết bất thường vừa qua cũng làm giảm nhẹ sản lượng rau củ quả.

Tuy nhiên, đơn vị này đã ký kết các hợp đồng cung ứng với các nhà phân phối để làm các chương trình bình ổn, nên dù nguồn cung sụt giảm vẫn sẽ đảm bảo cung ứng với mức giá ổn định. “Sản lượng tiêu thụ tăng lên thì cũng giúp bù đắp chi phí” – vị này chia sẻ.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, cho rằng việc thay đổi cách thức bình ổn giá sẽ giúp thị trường vận hành đúng quy luật cung cầu và doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, từ đó người tiêu dùng sẽ lựa chọn và được hưởng lợi.

Tăng thời gian bán, thêm hàng lạ dịp tết

Nhiều siêu thị cho biết sẽ tăng thời gian mở cửa để phục vụ khách những ngày cận tết, sẽ bán hàng từ 6g – 24g. Hầu hết siêu thị công bố sẽ đồng loạt bán hàng trở lại vào mùng 2 Tết Đinh Dậu.

Trong dịp tết năm nay, nhiều hệ thống bán lẻ, thương nhân phân phối cũng cho biết sẽ tăng cường nhiều sản phẩm lạ hoặc đặc sản như bưởi da xanh Tân Triều (Đồng Nai) có hình bản đồ VN với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đu đủ và xoài, dừa Bến Tre mang chữ thư pháp như Xuân, Phúc, Tài, Lộc…

Một số hệ thống siêu thị có vốn đầu tư nước ngoài cho biết sẽ tăng các mặt hàng lạ nhập khẩu, từ thực phẩm tới hàng tiêu dùng từ Thái Lan, Nhật Bản… để phục vụ tết.

NGỌC AN