23/12/2024

“Trị bệnh” cổ phần hoá hình thức

Việc đẩy mạnh cổ phần hoá sẽ mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận 1,2 triệu tỉ đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xoá bỏ lợi ích nhóm, cần xác định rõ trách nhiệm khi thoái vốn chậm chạp…

 

“Trị bệnh” cổ phần hoá hình thức

Việc đẩy mạnh cổ phần hoá sẽ mở ra cơ hội cho khu vực tư nhân tiếp cận 1,2 triệu tỉ đồng vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, để xoá bỏ lợi ích nhóm, cần xác định rõ trách nhiệm khi thoái vốn chậm chạp…

 

 

“Trị bệnh” cổ phần hóa hình thức
Theo đại diện Cục Phát triển doanh nghiệp, Vietnam Airlines đưa ra mức giá khi IPO đã được đánh giá rất đa chiều, kết quả chỉ bán được vài phần trăm cổ phần. Trong ảnh: máy bay Vietnam Airlines chuẩn bị phục vụ khách – Ảnh: ANH ĐỨC

Tại diễn đàn “Cơ cấu đầu tư trong tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016 – 2020” do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức sáng 2-12, thực trạng thoái vốn tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) diễn ra chậm chạp, mang “bệnh hình thức” được chỉ ra.

Nhà đầu tư “mỏi mắt” chờ

Giai đoạn 2011-2015 cả nước đã sắp xếp được 558 doanh nghiệp, cổ phần hoá (CPH) 478 doanh nghiệp, tức là đạt 93% kế hoạch.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Quyết Tiến – phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), CPH bị chậm và thực tế việc giảm số lượng DNNN chỉ có tính hình thức khi tỉ lệ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được CPH vẫn ở mức bình quân là 65%, tức vẫn là “bình mới, rượu cũ”.

Ông Hồ Sỹ Hùng, cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch – đầu tư), nêu số vốn nhà nước còn lại trong các doanh nghiệp được tính toán lên tới 1,2 triệu tỉ đồng. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch VCCI, thì đánh giá chỉ 2% giá trị sổ sách nhà nước tại doanh nghiệp được CPH thực chất.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quang Thuân – giám đốc điều hành Công ty CP Truyền thông tài chính (Stoxplux), hiện không chỉ nhà đầu tư tài chính mà nhà đầu tư ngành cũng đang rất chờ đợi cơ hội từ việc CPH DNNN.

Phải rõ trách nhiệm các bộ

Trong khi các chuyên gia nêu nhiều rào cản từ thoái vốn nhà nước, ông Hồ Sỹ Hùng khẳng định từ năm 2011 đến tháng 9-2016 chỉ có 250 doanh nghiệp bán được hết số cổ phần đưa ra.

Ngay doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, ông Hùng nêu dù nhận được sự quan tâm, thuê tư vấn nước ngoài định giá nhưng mức giá được đưa ra đã bị đánh giá rất đa chiều. Kết quả cũng chỉ bán được vài phần trăm cổ phần.

Ông Cấn Văn Lực, cố vấn cấp cao BIDV, thì cho rằng cần xác định rõ trách nhiệm của bộ chủ quản và DNNN, khi thực tế 5 năm qua nhiều đơn vị chậm chạp CPH nhưng vẫn không bị xử lý.

Bên cạnh đó, khâu định giá quá lâu, sau khi thuê tư vấn, định giá rồi Kiểm toán Nhà nước lại kiểm tra, làm mất cơ hội của doanh nghiệp… nên cần rút gọn lại quy trình này.

Chưa theo chuẩn quốc tế

Ông Phạm Văn Thinh – tổng giám đốc Deloitte VN – cho rằng vấn đề lớn nhất trong CPH là những chuẩn mực trong định giá tại VN chưa theo chuẩn quốc tế, nên nhà đầu tư không tin tưởng. Thêm vào đó, chất lượng thông tin đưa ra cho nhà đầu tư cũng chưa đầy đủ, báo cáo tài chính, thông tin pháp lý… còn thiếu minh bạch.

Ông Dương Thanh Hiền, phó tổng giám đốc Công ty TNHH Mua bán nợ VN, nêu nhiều nhà đầu tư quan tâm đến việc mua cả lô để nắm quyền điều hành doanh nghiệp nhưng quy định liên quan chưa hướng dẫn việc bán nợ kèm theo bán vốn, dẫn tới rất khó thoái vốn tại các DNNN thua lỗ.

“Cổ phần hóa một số DNNN thực chất chỉ là chuyển đổi từ DNNN sang công ty cổ phần, thoái vốn rất nhỏ; hoặc đối tác mua cổ phần của DNNN lại chính là DNNN”

Ông 
Vũ Tiến Lộc (chủ tịch VCCI)
NGỌC AN