Giúp học sinh ứng phó khi bị bắt nạt
Sáng 1-12, tại trụ sở Hội Nhà báo TP.HCM đã diễn ra buổi tập huấn “Bắt nạt học đường: Điều chúng ta biết và có thể làm” với sự trình bày của TS Jim Larson, ĐH Wisconsin Whitewater (Mỹ) – tác giả của nhiều đầu sách và bài báo chuyên ngành tâm lý học đường.
Giúp học sinh ứng phó khi bị bắt nạt
Sáng 1-12, tại trụ sở Hội Nhà báo TP.HCM đã diễn ra buổi tập huấn “Bắt nạt học đường: Điều chúng ta biết và có thể làm” với sự trình bày của TS Jim Larson, ĐH Wisconsin Whitewater (Mỹ) – tác giả của nhiều đầu sách và bài báo chuyên ngành tâm lý học đường.
Hơn 130 giáo viên, sinh viên, giảng viên và bác sĩ hoạt động trong ngành tâm lý, đặc biệt là tâm lý trẻ em và vị thành niên, đã tham gia buổi tập huấn nói trên.
Đề xuất một số biện pháp cụ thể giải quyết nạn bắt nạt ở học đường, TS Jim Larson giới thiệu chương trình 6 bước ngăn ngừa và can thiệp bao gồm: tổ chức uỷ ban phòng ngừa bắt nạt ở trường; mời gọi giáo viên, cha mẹ, đại diện chính quyền, luật sư tham gia ủy ban này; lượng giá vấn đề; xây dựng chính sách cấm bắt nạt trong trường học; tổ chức đào tạo, trang bị kỹ năng cho cán bộ trường tiếp cận đối tượng, giải quyết vụ việc; dạy học sinh ứng phó trước tình huống bị bắt nạt.
Trong đó phương pháp lượng giá vấn đề giúp nhà trường đánh giá, giải quyết một vụ bắt nạt cụ thể. Theo đó, giáo viên thăm dò, phỏng vấn kín học sinh về tình trạng bắt nạt trong khuôn viên trường và quãng đường từ nhà đến trường. Cung cấp cho học sinh sơ đồ các dãy nhà, phòng học, sân chơi để các em đánh dấu vào các vị trí hay xảy ra bắt nạt với tần suất, thời gian và hành vi bắt nạt đã chứng kiến hoặc trải qua.
Từ đó xây dựng “bản đồ bắt nạt” về các vị trí cần được giáo viên, nhà trường quan tâm, đồng thời có chính sách, hành động xử lý cụ thể. Muốn vậy, mỗi giáo viên phải có kỹ năng tiếp cận, tư vấn cho trẻ bắt nạt và bị bắt nạt; biết cách giải quyết những kiểu bắt nạt phổ biến như bắt nạt thể chất, lời nói và qua mạng xã hội, Internet.
Chương trình do Liên hiệp Phát triển tâm lý học đường thế giới (CASP-I), Hội Khoa học tâm lý và giáo dục TP.HCM (PESAH), Trung tâm đào tạo và dịch vụ tâm lý WE Link cùng Hội quán các bà mẹ tổ chức.