23/12/2024

Tranh cãi chuyện đốt cờ ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump lại gây tranh luận dữ dội sau khi tuyên bố cần tước quyền công dân hoặc bỏ tù những người đốt quốc kỳ.

 

Tranh cãi chuyện đốt cờ ở Mỹ

Tổng thống đắc cử Donald Trump lại gây tranh luận dữ dội sau khi tuyên bố cần tước quyền công dân hoặc bỏ tù những người đốt quốc kỳ.




Nhóm người quá khích đốt cờ trước Toà tháp Trump ở New York để phản đối ông Trump /// Reuters

 

Nhóm người quá khích đốt cờ trước Toà tháp Trump ở New York để phản đối ông TrumpREUTERS

Ông Donald Trump vừa viết trên Twitter rằng cần phải bỏ tù hoặc nặng hơn là tước quốc tịch của những người dám đốt cờ Mỹ. Đề xuất mới nhất này lập tức gây ra làn sóng phản đối mới từ các chính trị gia, bao gồm cả các thành viên đảng Cộng hoà, giới truyền thông và các chuyên gia.
Quyền hiến định
 
 
Thật ra, đa phần dư luận Mỹ không ủng hộ đốt cờ, hình thức phản đối phổ biến kể từ thời kỳ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam. Vấn đề ở đây là quyền tự do ngôn luận.
Hồi năm 2005, chính bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong kỳ bầu cử vừa qua, khi còn là thượng nghị sĩ từng đồng đệ trình dự luật quy định đốt cờ là hành vi đe doạ an ninh công cộng. Theo đó, người vi phạm có thể đối mặt tối đa 1 năm tù giam và 100.000 USD tiền phạt, theo Reuters. Dĩ nhiên là dự luật bị bác bỏ.
Kết quả khảo sát mới đây cho thấy 39% số người được hỏi ủng hộ sửa luật để trừng phạt kẻ đốt cờ trong khi 58% phản đối. Trong bài xã luận đăng trên tờ Arizona Central hôm 30.11, nhà báo kỳ cựu EJ Montini viết: “Có rất nhiều hình thức tự do ngôn luận rất “xấu xí” nhưng chúng ta buộc phải tôn trọng nếu chúng không gây tổn hại cho ai”.
 

“Không ai được phép đốt cờ Mỹ. Nếu làm như vậy, họ phải đối mặt với hậu quả – có lẽ là tước quốc tịch hoặc ngồi tù”, ông Trump viết trên Twitter.

Sau đó, Nhà Trắng nhanh chóng đưa ra phản ứng khi phát ngôn viên Josh Earnest tuyên bố: “Quyền tự do lựa chọn cách thức bày tỏ quan điểm của chính mình được hiến pháp Mỹ bảo vệ”. Ông Earnest nói thêm: “Đa số dân Mỹ, bao gồm cả bản thân tôi, đều cho rằng hành động đốt cờ là rất phản cảm, nhưng quyền lợi của công dân luôn được bảo vệ chặt chẽ theo hiến pháp, tương tự như việc ai cũng có quyền nói thẳng nói thật những gì mà mình muốn trên Twitter”.
Theo AFP, phát biểu này nhằm ám chỉ việc ông Trump thường xuyên có những phát ngôn gây tranh cãi hoặc chỉ trích nặng nề đối thủ trên mạng xã hội.
Tuy gây nhiều tranh cãi và không phải ai cũng đồng tình, nhưng hành động đốt quốc kỳ được Tu chính án thứ nhất của hiến pháp Mỹ bảo vệ và coi đây là một hình thức tự do ngôn luận. “Hành động đốt cờ được bảo vệ theo Tu chính án thứ nhất, dưới hình thức biểu đạt quan điểm một cách tiêu cực. Tại đất nước này, chúng ta có truyền thống lâu đời là tôn trọng những cách diễn đạt không mấy dễ chịu như thế”, AFP dẫn lời Thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell trả lời báo giới.
Nhiều nghị sĩ đảng Cộng hòa khác cũng có cùng quan điểm. Thượng nghị sĩ kỳ cựu John McCain nói: “Tôi không ủng hộ chuyện đốt cờ và tôi nghĩ cần phải có hình phạt nào đó. Tuy nhiên, hiện nay thì Tòa án tối cao đã quyết định là mọi người có quyền tự do biểu đạt theo cách đó”.
Vẫn chưa rõ lý do chính xác đằng sau đề xuất gây xôn xao của ông Trump, nhưng cách đây vài ngày Đại học Hampshire ở bang Massachusetts quyết định hạ toàn bộ cờ, bao gồm cờ Mỹ, trong khuôn viên trường sau khi có sinh viên đốt cờ để phản đối chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, theo CNN.
Án lệ từ Toà tối cao
Trước khi qua đời vào tháng 2.2016, thẩm phán kỳ cựu Antonin Scalia, người đã có 30 năm phục vụ trong Toà án tối cao, luôn tích cực bảo vệ quyền đốt cờ theo hiến pháp, dù ông là người được đánh giá là có tư tưởng bảo thủ.
“Nếu tôi là vua, tôi sẽ không cho phép người dân đốt cờ. Tuy nhiên, chúng ta có Tu chính án thứ nhất ghi rõ không được phép tước đoạt quyền tự do ngôn luận và điều này được đề cập cụ thể trong những trường hợp muốn chỉ trích chính quyền”, thẩm phán Scalia phát hiểu năm 2012. “Đốt cờ cũng là một dạng bày tỏ quan điểm”, ông nhấn mạnh.
AFP hôm qua 30.11 dẫn lời chuyên gia luật hiến pháp Theodore Boutrous cho biết ông Scalia đã là một trong 5 thẩm phán bỏ phiếu thuận trong vụ kiện gây tranh cãi mang tên bang Texas chống Johnson năm 1989. Với tỷ lệ phiếu 5 ủng hộ/4 phản đối, Toà án tối cao phán quyết rằng đốt cờ là hình thức diễn đạt có tính biểu tượng được Tu chính án thứ nhất bảo vệ.
Phán quyết được đưa ra sau khi T án tối cao tiếp nhận đơn kháng cáo của ông Gregory Johnson, người bị tòa án Texas kết tội vi phạm luật tiểu bang về cấm “mạo phạm biểu tượng thiêng liêng”. Sau vụ Johnson, quốc hội Mỹ đưa ra dự luật Bảo vệ quốc kỳ nhằm ngăn chặn những hành động tương tự nhưng dự luật này vẫn bị Tòa án tối cao bác bỏ với lý do vi hiến vào năm 1990.
Bên cạnh đó, NBC dẫn lời Giáo sư Frederick Lawrence thuộc Đại học Yale chỉ ra Tòa án tối cao đã nhiều lần bác bỏ nỗ lực tước quốc tịch của những người phạm phải những hành động còn nghiêm trọng hơn đốt cờ. Năm 1958, t đã ngăn chặn ý định của chính phủ muốn dùng hình thức tước quốc tịch để trừng phạt những binh sĩ đào ngũ.

 

Thuỵ Miên