12/01/2025

Tăng bồi thường sẽ giảm chậm, huỷ chuyến bay?

Tình trạng chậm, hủy chuyến bay trong thời gian gần đây lại tái diễn khá thường xuyên khiến nhiều hành khách bức xúc.

 

Tăng bồi thường sẽ giảm chậm, huỷ chuyến bay?

Tình trạng chậm, huỷ chuyến bay trong thời gian gần đây lại tái diễn khá thường xuyên khiến nhiều hành khách bức xúc.




Hành khách vật vờ ngồi chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất vì máy bay chậm chuyến	 /// Ảnh: Đ.N.T

 

Hành khách vật vờ ngồi chờ tại sân bay Tân Sơn Nhất vì máy bay chậm chuyếnẢNH: Đ.N.T

Ông N.T, làm việc tại Tổng công ty xây dựng số 1, cho biết do đặc thù công việc nên thời gian gần đây ông thường đi công tác các tỉnh bằng máy bay và chứng kiến tình trạng máy bay chậm, huỷ chuyến rất nhiều. Ngày 20.11, ông T. mua vé máy bay của Hãng hàng không Jetstar Pacific, khởi hành từ sân bay Tuy Hoà, Phú Yên đi TP.HCM. Theo lịch trình, lẽ ra chuyến bay khởi hành lúc 11 giờ 45, thế nhưng khi đến sân bay, ông và nhiều hành khách khác phải chờ 2 tiếng đồng hồ, đến 13 giờ 45 mới khởi hành. Không chỉ phải ngồi chờ tại sân bay, nhiều hành khách lên máy bay rồi vẫn phải tiếp tục chờ.
 
 
Tăng bồi thường sẽ giảm chậm, hủy chuyến bay? - ảnh 1
Nếu cơ quan quản lý không nâng mức bồi thường khi chậm hủy chuyến như một hình thức phạt, thì khó mà bắt buộc hãng có trách nhiệm hơn với hành khách. Còn hiện nay, hãng cứ chậm chuyến trong thời hạn cho phép là mọi thiệt thòi khách hàng lãnh đủ
Tăng bồi thường sẽ giảm chậm, hủy chuyến bay? - ảnh 2
 
TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông
 

Thường xuyên phải di chuyển bằng máy bay, chị Thu Hằng (TP.HCM) cũng có những trải nghiệm “khó quên” khi liên tục bị chậm chuyến kéo dài, lần ít thì 1 tiếng, lần nhiều tới 2 – 3 tiếng. Mới đây ngày 18.11, khi bay từ TP.HCM ra Hà Nội trên chuyến bay VJ152, dù giờ khởi hành là 14 giờ 55, dự kiến đến Hà Nội là 17 giờ, nhưng mãi tới 17 giờ 10 máy bay mới cất cánh, chậm hơn 2 tiếng. Gần nhất ngày 24.11, khi bay từ TP.HCM đi Pleiku trên chuyến bay VJ394, đang xếp hàng chờ lên máy bay (dự kiến cất cánh lúc 17 giờ 15), chị Hằng và những hành khách cùng chuyến nhận được thông báo hoãn và lại ngồi vật vờ thêm cả tiếng đến hơn 18 giờ mới được lên máy bay.

Theo thống kê, nguyên nhân chậm chuyến chủ yếu vẫn do lỗi chủ quan như máy bay về muộn và nguyên nhân của hãng hàng không (kỹ thuật máy bay), trong khi các nguyên nhân khách quan như thời tiết, quản lý điều hành bay hay trang thiết bị và dịch vụ tại cảng hàng không chỉ chiếm tỷ lệ không đáng kể.
Hãng nói tại cảng, cảng đổ lỗi cho hãng
Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hành khách phải chờ đợi lâu, đại diện Hãng hàng không Jetstar Pacific cho biết, thực tế do mật độ khai thác của các sân bay tăng cao, đặc biệt là Tân Sơn Nhất, nên nhiều lúc máy bay đến sân bay rồi nhưng không thể hạ cánh mà phải bay vòng để chờ đáp. Khi máy bay đã hạ cánh xuống sân bay, trả khách, trả hành lý, rồi phải nằm lại để nạp nhiên liệu… nên thời gian hành khách đợi để lên máy bay gia tăng. Đó là chưa kể lúc thời tiết xấu, dù máy bay đã đến địa phận TP.HCM nhưng phải bay nhiều vòng, thậm chí phải hạ cánh xuống các sân bay khác, dẫn đến thời gian chờ để bay gia tăng. Một nguyên nhân khác là tình trạng thiếu sân đỗ tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong khi các hãng hàng không đều tăng lượng máy bay khai thác.
Trong khi đó, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho rằng, việc chậm, hoãn chuyến có nguyên nhân do các hãng hàng không. Các hãng thường đưa ra nhiều lý do như máy bay về trễ, tổ bay ra trễ, trục trặc kỹ thuật… Trên thực tế, việc chậm, hoãn chuyến không chỉ làm ảnh hưởng đến hành khách mà cả sân bay, khiến kế hoạch hoạt động, khai thác của sân bay bị ảnh hưởng, thay đổi.
Trả lời câu hỏi năm 2015 tỷ lệ chậm, hủy chuyến đã giảm đáng kể khi Bộ trưởng GTVT thời điểm đó quyết liệt chỉ đạo, năm nay tăng trở lại có phải do các biện pháp đã lỏng dần, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không VN, cho hay các biện pháp đã triển khai vẫn được thực hiện quyết liệt, như điều chỉnh phân bổ lại giờ cất hạ cánh tại các khung giờ cao điểm tại sân bay tắc nghẽn nhiều như Tân Sơn Nhất… Tuy nhiên, theo ông Thanh, việc chậm hủy chuyến có nhiều nguyên nhân, chủ yếu do kỹ thuật, một phần khác do sản lượng vận chuyển hành khách và số chuyến bay năm 2016 tăng cao hơn so với 2015. Lãnh đạo Cục Hàng không cũng cho rằng, nhiều hành khách không kêu vì lý do thời tiết hay các lý do khách quan mà bức xúc phản ánh về việc dồn chuyến bay do thương mại, đặc biệt là với các chuyến bay tối muộn. “Hủy chuyến để dồn chuyến hay là tự do thương mại của các hãng, tuy nhiên về phía Cục sẽ giám sát việc các hãng hàng không thực hiện nghĩa vụ trong trường hợp hủy chuyến vì bất cứ lý do gì, căn cứ vào nghĩa vụ của hãng hàng không với hành khách đã được quy định rất cụ thể trong luật”, ông Thanh nói.
Đền bù thấp nên thiếu trách nhiệm ?
 
 
Số liệu chậm huỷ chuyến chậm công bố
Cục Hàng không đã thường xuyên công bố số liệu chậm hủy chuyến. Nhưng đáng chú ý, tính từ 29.9 tới nay (26.11) tức gần 2 tháng, tuy bức xúc về chậm chuyến của hành khách ngày càng tăng cao nhưng Cục Hàng không lại chưa công bố các số liệu chậm hủy chuyến mới, dù trước đó con số này được Cục cập nhật hằng tuần.
 

Trên thực tế, theo quy định hiện hành, khi huỷ chuyến bay hoặc chậm chuyến kéo dài (muộn quá 4 giờ so với thời gian cất cánh dự kiến) thì hãng hàng không phải có trách nhiệm bồi thường cho hành khách, mức đền bù cụ thể sẽ căn cứ vào đường bay ngắn dài, nội địa hay quốc tế. Cụ thể, với chuyến bay nội địa: đường bay dưới 500 km là 200.000 đồng/khách; từ 500 km đến dưới 1.000 km là 300.000 đồng; trên 1.000 km là 400.000 đồng. Nhưng hãng hàng không được miễn trừ nghĩa vụ bồi thường trong rất nhiều trường hợp như hủy chuyến, chậm chuyến kéo dài vì thời tiết, sự cố kỹ thuật, nguy cơ an ninh, hoặc đã thông báo bằng tin nhắn, lời nói, thư điện tử cho hành khách… Vì vậy, dù con số tuyệt đối các chuyến bay bị chậm, huỷ chuyến trong 1 năm có thể lên tới 30.000 – 40.000 chuyến, nhưng số tiền các hãng phải bỏ ra bồi thường cho hành khách không đáng kể. Vì ngoài lý do bất khả kháng đã được miễn trừ, các hãng có rất nhiều mánh để “né” bồi thường, như thông báo chậm chuyến thành nhiều lần cho hành khách, kéo giãn thời gian chậm thành nhiều đợt. Trong khi đó, hành khách chịu nhiều thiệt thòi và bức xúc khi bị thay đổi giờ bay, không chỉ lãng phí thời gian chờ đợi mà còn thiệt hại về công việc nhưng lại không được lượng hoá để đền bù.

Theo TS Phạm Sanh, chuyên gia giao thông: “Dịch vụ hỗ trợ khách khi chậm huỷ chuyến cũng rất tệ. Nếu cơ quan quản lý không nâng mức bồi thường khi chậm hủy chuyến như một hình thức phạt, thì khó mà bắt buộc hãng có trách nhiệm hơn với hành khách. Còn hiện nay, hãng cứ chậm chuyến trong thời hạn cho phép là mọi thiệt thòi khách hàng lãnh đủ”. Cũng theo chuyên gia này, phải giải quyết thêm bài toán giữa hạ tầng sân bay và các hãng hàng không, không thể cứ đổ lỗi cho nhau, nếu quá tải phải tiếp tục giảm số chuyến, dàn đều các chuyến ra tránh tập trung vào giờ cao điểm.

 

Mai Hà – Đình Mười