23/12/2024

Bí quyết thi trắc nghiệm môn địa

Thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, ưa ‘chém gió’. Sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh đạt kết quả tốt kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

 

Bí quyết thi trắc nghiệm môn địa

Thi trắc nghiệm cần sự chính xác, hoàn toàn không thích hợp cho thí sinh học qua loa, ưa ‘chém gió’. Sự hiểu biết đầy đủ và đúng đắn về hình thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh đạt kết quả tốt kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.




Học sinh Trường THPT Marie Curie TP.HCM trong giờ học môn địa lý /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Học sinh Trường THPT Marie Curie TP.HCM trong giờ học môn địa lýẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Năm học 2016 – 2017, lần đầu tiên địa lý cùng các môn lịch sử, giáo dục công dân được đưa vào kỳ thi THPT quốc gia dưới dạng bài thi tổ hợp, với tên gọi bài thi khoa học xã hội qua hình thức trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm có thể dễ ăn điểm ở một mức độ nào đó và tránh cho thí sinh (TS) không bị điểm liệt, nhưng điểm cao đến mức độ nào còn phụ thuộc rất lớn vào sự chú ý đầu tư trong năm và kỹ năng làm bài.
Tránh “học tủ”
TS cần chủ động thay đổi thói quen tư duy từ tự luận sang trắc nghiệm. Để đạt điểm địa lý cao trong thi trắc nghiệm không phải dựa vào mẹo hay thủ thuật phán đoán đáp án may rủi mà chính là tư duy. Rèn luyện nhiều đề thi thử để thực hiện tốt các kỹ năng như tính toán, sử dụng phương pháp loại trừ, vẽ biểu đồ… sẽ giúp TS tự tin giành kết quả cao trong kỳ thi trắc nghiệm.


Ngoài ra, TS cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau trong quá trình học, ôn tập. Cụ thể, chú ý nội dung giảm tải. Theo công bố của Bộ GD-ĐT, kỳ thi THPT 2016 – 2017, kiến thức chỉ giới hạn trong chương trình lớp 12 nên TS cần chú ý ôn tập đầy đủ các kiến thức, kỹ năng của từng chương, bài trong chương trình sách giáo khoa, không sa đà vào các kiến thức khó trên chuẩn. Cũng cần chú ý các nội dung “giảm tải” mà Bộ công bố.
Đề thi theo lối trắc nghiệm có khả năng bao quát chương trình hơn, phổ kiến thức kiểm tra rộng hơn so với thi tự luận, vì thế học “tủ” là điều cấm kỵ. TS không được bỏ bất kỳ phần nào trong sách giáo khoa địa lý lớp 12, từ kênh chữ đến kênh hình, kể cả các bài đọc thêm, các bài thực hành.
TS cần lưu ý cấu trúc đề thi mà Bộ đã công bố. Theo đó các câu hỏi trong đề thi sẽ phân bổ theo 5 chủ đề: địa lý tự nhiên (7 câu), địa lý dân cư (3 câu), địa lý các ngành kinh tế (10 câu), địa lý vùng kinh tế (10 câu), thực hành (10 câu).


Ôn tập theo chủ đề
Cũng cần tránh ngộ nhận sai lầm rằng trắc nghiệm chỉ kiểm tra được khả năng nhớ chi tiết mà không kiểm tra được các kỹ năng tư duy bậc cao. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho kỳ thi trắc nghiệm TS phải biết học đúng cách, học bao quát để nắm chắc toàn bộ nội dung chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình chứ không phải là nhồi nhét vào đầu thật nhiều chi tiết rời rạc.
Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng nên TS cần ôn tập theo các chủ đề như tự nhiên VN, dân cư xã hội, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế. TS nên lập các biểu bảng tổng kết ngắn gọn để dễ ôn tập, nắm vững các nội dung cốt lõi cũng như các vấn đề cần giải quyết của mỗi chủ đề. Cũng nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý sau đó thử trình bày, viết lại các vấn đề đó ra giấy rồi so sánh với tài liệu để xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ. Đánh dấu lại phần chưa nhớ để ôn lại.
Nên trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập để người học có nhiều cơ hội “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình.
Bí quyết thi trắc nghiệm môn địa - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Bí quyết ‘gặt’ điểm đọc hiểu môn văn

Đọc hiểu không chỉ là một phần yêu cầu cơ bản, bắt buộc trong cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015. Nhiều sở giáo dục trên toàn quốc cũng xem đây là yêu cầu trọng tâm cho đề thi môn ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.


Học cách sử dụng Atlat, biểu đồ
Trong quá trình học, ôn tập, TS cần luôn sử dụng Atlat bởi Atlat là “cuốn sách thứ 2 của địa lý”, cũng là tài liệu quan trọng TS được sử dụng trong phòng thi. Việc sử dụng Atlat thường xuyên không chỉ giúp ghi nhớ khắc sâu kiến thức mà còn củng cố kỹ năng sử dụng Atlat huy động kiến thức làm bài thi đạt kết quả cao. Ngược lại, cũng cần tránh tư tưởng ỷ lại vào Atlat, bởi không rèn luyện kỹ năng khai thác Atlat thì sự lúng túng cộng với tâm lý căng thẳng trong cuộc thi sẽ làm cho TS không khai thác được nhiều các nội dung trong Atlat.
Ngoài kiểm tra kỹ năng khai thác Atlat, đề thi cũng sẽ có phần trắc nghiệm kỹ năng phân tích bảng số liệu, vẽ biểu đồ nên TS cũng cần chú trọng vấn đề này.


Cách làm bài đạt kết quả cao
Để làm bài thi trắc nghiệm địa đạt kết quả cao, TS cần chú ý các vấn đề sau:
Công cụ: Cần chú ý ngay cả việc chuẩn bị công cụ đi thi. TS nên mang 2 – 3 bút chì đã gọt sẵn để nếu bút này gãy thì có ngay bút khác thay thế. Bút chì không gọt quá nhọn, mà nên để đầu bút hơi tù, diện tích tiếp xúc của đầu bút chì với giấy sẽ nhiều hơn, tô đáp án sẽ nhanh hơn lại không làm rách giấy thi. Cùng với bút chì, TS nên mang theo một cục tẩy rời. Không nên sử dụng tẩy ở đầu bút chì, vì việc quay đầu bút để tẩy sẽ làm tốn thời gian hơn.
Chuẩn bị tâm lý tự tin, vững vàng trong phòng thi: Thông thường nếu TS bị vướng dù chỉ ở 1 – 2 câu đã hoang mang lo lắng, thậm chí không còn bình tĩnh để giải quyết các câu sau và do đó làm giảm kết quả toàn bộ bài thi. Vì vậy trước khi thi, TS cần phải chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái, và không nên đặt quá nhiều kỳ vọng để tránh áp lực thi cử.
Phân bố thời gian hợp lý: Theo thông báo của Bộ, bài thi trắc nghiệm môn địa có 40 câu. Thời gian làm bài là 50 phút. Như vậy, TS có khoảng hơn một phút (1’ 15”) để trả lời một câu hỏi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ tạo cơ hội hơn cho TS và có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian.
Làm bài nên theo nguyên tắc: “Dễ trước, khó sau”. Làm được càng nhiều câu “dễ” sẽ càng tạo tâm lý thoải mái, hưng phấn làm bài.
Kỹ năng phỏng đoán – loại trừ: Phỏng đoán không phải là một cách hay, tuy nhiên, nếu không chắc chắn về câu trả lời thì việc phỏng đoán một cách logic và khoa học là một giải pháp cho TS. Một số câu hỏi dùng ngôn từ khẳng định hoặc nhấn mạnh như “luôn luôn”, “toàn bộ”, “không bao giờ”, “trong mọi trường hợp”… thường sai. Ngược lại, những câu không sử dụng ngôn từ khẳng định, hoặc mang tính tương đối như: “một số”, “thông thường”, “trong trường hợp”, “đôi khi” lại thường đúng. Một đáp án có nội dung: “tất cả những ý trên” thường là lựa chọn đúng, ngược lại, đáp án có nội dung: “không ý nào trong các ý trên” thường là lựa chọn sai. Nếu TS không thể xác định chắc chắn được phương án đúng cho câu hỏi thì hãy loại bỏ tất cả những phương án sai.
Tận dụng tối đa thời gian làm bài: Đề ra 40 câu hỏi trong thời gian 50 phút, TS hãy cố gắng làm trong 40 phút. Khoảng thời gian còn lại nên tập trung rà soát các câu khó mà bạn còn băn khoăn nghi ngờ đáp án đã chọn.
Không được bỏ trống phương án trả lời: Vì trong thi trắc nghiệm thường có một phần nhỏ dành cho sự may mắn.


 

Vũ Quốc Lịch 
(Giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam)