01/11/2024

Ngộp thở với chung cư

Mở văn phòng, cửa hàng, quán ăn trong chung cư chỉ là một nguyên nhân khiến chung cư quá tải. Việc quy hoạch chung cư dày đặc, “tiết kiệm” đầu tư thang máy… cũng khiến cư dân nhiều chung cư “ngộp thở”.

 

Ngộp thở với chung cư

Mở văn phòng, cửa hàng, quán ăn trong chung cư chỉ là một nguyên nhân khiến chung cư quá tải. Việc quy hoạch chung cư dày đặc, “tiết kiệm” đầu tư thang máy… cũng khiến cư dân nhiều chung cư “ngộp thở”.

 

 

 

Ngộp thở với chung cư
Thiếu chỗ để xe, ôtô đỗ tràn lan, ùn ứ tại khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính, Hà Nội – Ảnh: NAM TRẦN

Không có không gian sinh hoạt chung, thiếu nghiêm trọng chỗ để xe, chợ cóc, hàng quán mọc la liệt, giao thông ùn ứ, tê liệt… Đó là tình trạng nhức nhối của hầu hết khu đô thị, chung cư cao tầng.

“Mê hồn trận” cao ốc

Từng được xem là khu đô thị đáng sống và có giá cả mua bán đắt đỏ bậc nhất Hà Nội, đến nay khu đô thị Trung Hoà – Nhân Chính (Cầu Giấy) đang quá tải nghiêm trọng về hạ tầng. Lúc mới khánh thành đưa vào sử dụng, toàn khu đô thị Trung H - Nhân Chính có khoảng 2.400 căn hộ, dân số trên 10.000 người.

Do đắc địa, giá cao, hàng loạt chung cư khác liên tục mọc lên. Thay vì chỉ gần 10 block nhà, giờ toàn khu có khoảng 30 t cao ốc từ 10 đến trên 30 tầng, dân số cũng tăng chóng mặt.

Ngay cạnh khu Trung H - Nhân Chính, khu vực quanh phố Ngụy Như Kon Tum (Q.Thanh Xuân) cũng có gần chục khối nhà cao tầng. Nơi đây đang bị quá tải nghiêm trọng về giao thông và hạ tầng xung quanh.

Nhưng kế đó, gần 10 dự án chung cư, trung tâm thương mại vẫn mọc ồ ạt, có t nhà cao đến 35 tầng với quy mô tới 1.600 căn hộ…

Tại một số khu vực ở TP.HCM hiện nay, các chung cư cũng lần lượt mọc lên, trong khi đường không được mở rộng. Đoạn đường Trịnh Đình Thảo từ ngã tư Kênh Tân Hoá đến ngã tư Lũ Bán Bích, phường Hoà Thạnh (Q.Tân Phú) dài khoảng 1km nhưng có đến năm dự án chung cư xây dựng san sát. Ba chung cư đã cho người vào ở.

Ông Nguyễn Văn Thuỷ, người dân ở đường Trịnh Đình Thảo, cho biết đường nhỏ, chỉ cần hai xe hơi tránh nhau là kẹt. “Mấy chung cư xây xong dân vô ở đông sợ kẹt nặng”, ông Thuỷ nói.

Trong khi đó, hai dự án khác trên đường Trịnh Đình Thảo cũng đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn thành, dự kiến sẽ “bổ sung” cho con đường thêm gần 1.200 căn hộ. Cách đó chừng 400m, một dự án khác là Idico Tân Phú quy mô 741 căn hộ…

Còn tại khu vực đường hẻm 249 Nguyễn Văn Luông (Q.6) cũng đang chịu sức ép giao thông khi chung cư mọc lên. Trong hẻm này, có tới 8 block chung cư Him Lam với 1.452 căn hộ. Còn nhánh hẻm bên trái chung cư, dự án tổ hợp chung cư P.11 (Q.6) khoảng 1.400 căn hộ đang xây dựng…

Ám ảnh

Trong lúc các tòa cao ốc cứ mọc lên thì người dân chung cư ngày càng bị ám ảnh bởi nhiều nỗi lo. Hơn chục tòa nhà tại khu đô thị Trung H - Nhân Chính dù tới 20-30 tầng nhưng hầu hết chỉ có một tầng hầm khiến người dân thiếu chỗ đỗ xe nghiêm trọng.

Có lúc gần nghìn ôtô để la liệt dưới lòng đường, trên vỉa hè, chạy dọc các con ngõ, vây kín các tòa chung cư. Nhiều nơi không còn chỗ cho người đi bộ. Một bức xúc khác của cư dân Trung H - Nhân Chính là thang máy.

“Cả t thiết kế có bốn thang máy. Có khi chờ 30 phút ở tầng 1 vẫn chưa về được nhà” – bác Nguyễn Hưng Hà, một cư dân, nói trong bức xúc.

Rồi ám ảnh tắc đường khi gánh một lượng dân số lên tới hàng trăm nghìn người sinh sống, làm việc, toàn bộ khu đô thị Trung H - Nhân Chính chỉ có hai tuyến đường, trong đó có đường nhỏ xíu, chỉ có một làn xe, quanh co, nhiều nút giao.

Một nhân viên thanh tra giao thông phân luồng tại khu vực này khẳng định “thủ phạm” gây tắc đường chính là… các t cao ốc. Cứ tan tầm là hàng nghìn phương tiện của các nhân viên công sở toả ra, đồng thời hàng nghìn phương tiện khác của chủ nhân các căn hộ về nhà…

Ngộp thở với chung cư
Giao thông bên các toà chung cư khu vực Trung Hoà- Nhân Chính (Hà Nội). Ảnh: Nam Trần

Nỗi ám ảnh khác của cư dân các tòa cao ốc trên là hàng quán nhếch nhác bủa vây, chợ cóc mọc tràn lan, trong khi tìm đỏ mắt không có chỗ trống làm không gian vui chơi cho trẻ nhỏ.

Trong khu chung cư N02-04-05 dọc đường Lê Văn Lương (Hà Nội), dù bị lực lượng chức năng ra quân dẹp bỏ nhiều lần nhưng một chợ cóc vẫn “thoắt ẩn thoắt hiện”. Khu chung cư cao cấp Hapulico thì trong một thời gian dài mọc lên một… bến xe khách di động nhốn nháo khiến cư dân rất bức xúc nhưng không dẹp bỏ nổi.

Trong khi đó, từng được đánh giá là khu chung cư kiểu mẫu của Hà Nội với cây xanh và hồ nước rộng lớn, giờ đây khu vực bán đảo Linh Đàm (Q.Hoàng Mai) cũng quá tải nghiêm trọng.

Ngoài khu tái định cư với hàng chục khối nhà đã đưa vào sử dụng nhiều năm nay, hiện nay hàng loạt chung cư của nhiều chủ đầu tư ồ ạt được đầu tư xây dựng mới, trong đó có những khu nhà ở xã hội khiến toàn khu vực trở nên chật chội, ngột ngạt…

Mới đây, cư dân tòa nhà tại Golden Silk đã truyền nhau video cả trăm người nhốn nháo chen chân chờ vào thang máy, thậm chí có đoạn quay cảnh thang máy bị hỏng treo lơ lửng, người dân phải chui ra đu người xuống.

Không thể ngừng 
cấp phép?

Một đại diện Sở Xây dựng TP.HCM cho biết khi cấp phép xây dựng cho các dự án chung cư, cơ quan cấp phép phải đối chiếu với các chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao… của khu vực công trình xây dựng.

Những dự án phù hợp với quy hoạch mới được giao đất, chấp thuận chủ đầu tư và cấp phép xây dựng. Mặc dù đúng quy hoạch nhưng thực tế tại nhiều khu vực trên địa bàn TP hiện nay, tốc độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không bắt kịp tốc độ phát triển các dự án.

Theo vị này, khi dự án đủ điều kiện theo điều 91 Luật xây dựng, đảm bảo thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thì không có cơ sở nào ngưng việc cấp giấy phép xây dựng dự án cho các chủ đầu tư.

Đại diện Sở Xây dựng nêu khó khăn hiện nay là do… sự đầu tư đồng bộ giữa các ngành giao thông, cấp nước, xây dựng. Việc chậm đầu tư khiến kết nối giao thông của các dự án vào hệ thống hạ tầng chung khó khăn.

Ông Trịnh Quang Thành, chánh văn phòng Sở Quy hoạch – kiến trúc Hà Nội, xác nhận việc quá tải về hạ tầng, giao thông, khu vui chơi, bãi đỗ xe tại các khu đô thị, chung cư là có nhưng theo ông, đó chỉ là hiện tượng, muốn xác định nguyên nhân và bản chất còn nhiều vấn đề.

Ví dụ như khi thấy đường đông thì có thể là do… trùng vào dịp lễ hoặc là nơi mà dân cư dồn về sống nhiều chứ không phải do giao thông hay khu đô thị. Khó cấm được con em ở khu này mà không được phép tới khu kia đi học… Còn việc ùn tắc giao thông hay quá tải bãi đỗ xe là do nhu cầu di chuyển của người dân và do quản lý của từng khu đô thị.

Tóm lại, theo ông Thành, có rất nhiều yếu tố tổng hợp lại chứ không hẳn là do quy hoạch. Hơn nữa, quy hoạch ra nhưng không phải lúc nào cũng có tiền để làm ngay. Quy hoạch là đồng bộ cả nhà và đường, nhưng nhà làm xong mà đường chưa làm xong thì dĩ nhiên gây ra quá tải về giao thông.

Ông Thành nêu không thể đổ lỗi do quy hoạch. Quy hoạch đã tính toán hết nhưng khi triển khai và vận hành thì phải đồng nhất mọi thứ mới tránh quá tải được.

Bà TRẦN THU HẰNG 
(phó vụ trưởng Vụ Quy hoạch – kiến trúc, Bộ Xây dựng):

Các địa phương chưa tự giác

Chúng tôi ghi nhận nhiều khu đô thị hiện nay quá tải nghiêm trọng về hạ tầng. Luật quy hoạch đô thị 2009, Luật xây dựng 2014, đi kèm nữa là các quy chuẩn đều quy định chặt chẽ về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật trên đầu người… đều có hết.

Việc xây dựng các toà cao ốc cũng phải phù hợp với quy chuẩn về hạ tầng kết nối từng khu vực. Việc này được giao trực tiếp cho các địa phương, thẩm quyền lẫn trách nhiệm thuộc về các địa phương.

Tuy nhiên quan trọng là việc vận dụng, thực hiện thế nào, ai giám sát việc thực hiện. Qua đánh giá, tính tự giác thực hiện, giám sát từ các địa phương chưa cao. Các đơn vị chức năng của bộ có thanh tra, kiểm tra nhưng theo đợt và kiểm tra chung, mấu chốt là các cơ quan giám sát của địa phương đều có, nhưng thực hiện chưa sát sao…

LÂM HOÀI ghi

LÂM HOÀI – TIẾN LONG