Làm đề thi để học sinh không đánh ‘lụi’
Trước thực tế nhiều học sinh đang học mẹo để đối phó với đề thi trắc nghiệm, các giáo viên đưa ra những quy tắc soạn câu hỏi để hạn chế ‘chiêu trò’ của học sinh.
Làm đề thi để học sinh không đánh ‘lụi’
Trước thực tế nhiều học sinh đang học mẹo để đối phó với đề thi trắc nghiệm, các giáo viên đưa ra những quy tắc soạn câu hỏi để hạn chế ‘chiêu trò’ của học sinh.
Đây là năm đầu tiên những môn toán, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân thay đổi theo hình thức thi trắc nghiệm. Chính vì thế, giáo viên (GV) những môn này chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc soạn câu hỏi và đề kiểm tra trắc nghiệm. Cơ sở mà GV cho là đáng tin cậy để dựa vào khi soạn câu hỏi trắc nghiệm chính là đề minh họa do Bộ GD-ĐT công bố.
Do chưa nắm được nguyên tắc cơ bản làm đề trắc nghiệm nên một số GV chỉ miễn cưỡng soạn câu hỏi theo kiểu tóm tắt kiến thức, đưa ra những đáp án đơn thuần, không giúp phát triển tư duy hay đánh giá kiến thức học sinh (HS). Nhiều GV còn chỉ cho HS mánh lới để đối phó khi làm trắc nghiệm…
Trước thực tế này, để GV soạn được những câu hỏi trắc nghiệm đáp ứng yêu cầu đánh giá và phân loại đúng trình độ, năng lực của HS, Sở GD-ĐT TP.HCM đã liên tiếp tổ chức nhiều buổi tập huấn để hướng dẫn cho GV nắm chắc kỹ thuật soạn một câu trắc nghiệm.
TIN LIÊN QUAN
‘Chiến thuật’ học và thi trắc nghiệm
Dù muốn hay không, một thực tế đang diễn ra ở các trường phổ thông hiện nay là thầy trò đều đang dạy và học để ứng phó với kiểu thi trắc nghiệm lần đầu tiên áp dụng cho nhiều môn trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.
Về phía GV, dựa vào kinh nghiệm giảng dạy, GV phải nhận định được những vùng kiến thức nào HS hay nhầm lẫn, chỗ nào là “yếu huyệt” của một mảng kiến thức, từ đó sẽ xây dựng câu hỏi trắc nghiệm có tính vận dụng và phân hoá cao.
Ông Nguyễn Viết Đăng Du, Tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn chia sẻ: “Muốn làm được một câu trắc nghiệm đúng và hay thì GV phải nắm kiến thức có hệ thống, nhìn thấy được sự liên hệ giữa các sự kiện… Đặc biệt là phải biết xây dựng các “mồi nhử” hợp lý”.
Ngoài ra, tiến sĩ Trịnh Thanh Đèo, Khoa Toán – Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, cũng chia sẻ kinh nghiệm để HS khó dùng mánh khi làm bài trắc nghiệm. Theo ông Đèo, GV nên ra những câu hỏi để HS không thể bấm máy là ra kết quả liền. Ở một số dạng câu hỏi thay vì yêu cầu HS chọn kết quả đúng thì GV có thể đưa ra các công thức để HS chọn lựa công thức phù hợp. Ông cũng lưu ý GV không nên soạn câu trắc nghiệm theo kiểu đưa ra đáp án đúng còn những đáp án khác là tự bịa ra.
TIN LIÊN QUAN
Bí quyết giúp học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm
Tuy kiến thức vẫn là nền tảng cốt lõi, nhưng một vài chiến lược làm bài thông minh sẽ giúp học sinh tự tin hơn khi đối mặt với dạng bài thi trắc nghiệm.
Bên cạnh việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật làm đề trắc nghiệm cho GV, nhiều trường phổ thông cũng đang sốt sắng mời GV, giảng viên có kinh nghiệm về thi trắc nghiệm từ các trường ĐH tới chia sẻ kinh nghiệm làm bài cho HS.
Phạm Thế Huy (lớp 12AB Trường THPT Lê Quý Đôn) cho biết: “Sau khi nghe Bộ GD-ĐT quyết định thay đổi phương thức thi một số môn từ tự luận sang trắc nghiệm, em và nhiều bạn khác rất bối rối. Tuy nhiên, sau khi nghe chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm, em thấy bình tĩnh hơn và khá yên tâm. Từ những sự chuẩn bị tinh thần đầu tiên này em hy vọng việc thay đổi phương thức thi sẽ không làm ảnh hưởng nhiều tới kỳ thi sắp tới”.
TIN LIÊN QUAN
Ông Nguyễn Đức Hiền, Giám đốc Sở GD-ĐT Bắc Giang, cho biết: “Sở đã có chỉ đạo khá cụ thể trong việc chuẩn bị cho kỳ thi này ở các trường THPT và trung tâm GDTX.
Lam Ngọc