25/12/2024

Đào tạo ĐH có thể còn 3 năm: Xem xét lại các môn chung

Một nghịch lý là chương trình đào tạo ĐH hiện nay từ 4 – 6 năm mà chất lượng sinh viên ra trường vẫn chưa được như mong muốn, vậy khi giảm còn 3 – 4 năm sẽ ra sao?

 

Đào tạo ĐH có thể còn 3 năm: Xem xét lại các môn chung

Một nghịch lý là chương trình đào tạo ĐH hiện nay từ 4 – 6 năm mà chất lượng sinh viên ra trường vẫn chưa được như mong muốn, vậy khi giảm còn 3 – 4 năm sẽ ra sao?


 


Cần tính toán, sắp xếp các môn chung nếu rút ngắn thời gian đào tạo ĐH  /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Cần tính toán, sắp xếp các môn chung nếu rút ngắn thời gian đào tạo ĐHẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo các chuyên gia, phải tính toán lại số môn học, xem xét cách sắp xếp các môn chung sao cho hợp lý.
Lập CLB thể thao thay vì dạy giáo dục thể chất
GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên đại biểu Quốc hội, cho rằng đưa ra “sàn” khung thời gian đào tạo 3 năm là học tập mô hình của châu Âu. Khi đã có một khung chương trình mới như vậy thì giờ phải tính toán lại các môn học, thời lượng học các môn đó chứ không thể giữ như cũ.
Ông Thuyết phân tích: Trong số những môn chung, cụ thể là các môn chính trị, tôi nghĩ cần thiết. Tuy nhiên, nhiều người đã từng đề xuất đưa các môn này vào những môn có tính khái quát cao hơn để có điều kiện xác định được vị trí của nó trong lịch sử phát triển và tương thích với thế giới.
Ngoài ra, có một số môn chung khác cần phải xem lại. Ví dụ toán ở các trường khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, kinh tế… thì cần học đến mức nào. Cũng xét tương tự với các môn lý, hoá… Phải tính toán phù hợp với từng ngành, chuyên ngành của từng trường.
Việc đưa giáo dục thể chất vào dạy ở ĐH cũng cần xem lại. Có cần xem như một môn học và cho điểm như bây giờ hay chỉ nên tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao?
Đào tạo ĐH có thể còn 3 năm: Xem xét lại các môn chung - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Thời gian đào tạo ĐH, CĐ được rút ngắn 1 năm

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm 4 cấp học: mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH.


Không nên quy định thành các môn riêng
Ở góc độ chuyên môn, GS Đỗ Đức Thái, Chủ nhiệm Khoa Toán, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng chương trình đào tạo cử nhân sư phạm toán có 140 tín chỉ, được chia ra thành 2 phần chính. Một phần đào tạo chuyên môn toán là 81 tín chỉ; phần còn lại gồm 35 tín chỉ gồm các môn rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, trong đó khoảng 10 tín chỉ các môn chung như: tâm lý học, giáo dục học… Ngoài ra, có 25 tín chỉ những môn chung mà tất cả các trường ĐH phải dạy gồm ngoại ngữ, các môn chính trị, quân sự, thể dục. Như vậy, sẽ có 35 tín chỉ các môn chung không liên quan tới đào tạo chuyên môn nghiệp vụ. Xét trên toàn cục, 35/81 là một tỷ lệ hơi cao.


“Số lượng tín chỉ chuyên môn lý tưởng là khoảng 90 – 95. Tuy nhiên, đó là với trình độ cử nhân ĐH các ngành thông thường. Còn với ngành sư phạm thì cái rắc rối của chúng ta là thực hiện mô hình mà từ lâu nhiều nước không theo nữa. Người ta đào tạo giáo viên theo 2 giai đoạn: Sinh viên tốt nghiệp một trường ĐH các ngành khoa học cơ bản nào đó rồi thi vào một trường đào tạo giáo viên để học từ 18 tháng tới 2 năm các nghiệp vụ sư phạm. Còn chúng ta với thời gian 4 năm mà trường sư phạm đang phải gánh quá nhiều chức năng chỉ với 81 tín chỉ thì không ai có thể cân đối được. Theo mô hình các nước, để đào tạo một cử nhân toán thì mất 3 – 4 năm nhưng cũng không dưới 130 tín chỉ. Sư phạm phải được xem là ngành đặc thù như ngành y nên có khung và thời lượng đào tạo riêng. ĐH nước ngoài họ không có ngoại ngữ, không có thể dục, không có giáo dục quốc phòng, không có chính trị… trong chương trình đào tạo”, ông Thái phân tích.
GS-TS Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho rằng hiện chương trình đào tạo khung của trường là 131 tín chỉ, trong 4 năm. Lâu nay Bộ GD-ĐT không còn quy định chương trình khung cho các trường nữa mà là do các trường tự xây dựng. Tuy nhiên, các trường vẫn phải thực hiện một số yêu cầu có tính chất pháp lệnh về việc dạy một số môn chung. Giá trị các môn học này còn tuỳ thuộc vào góc tiếp cận, với lại có những môn học là yêu cầu của hệ thống rồi. Nhưng thực ra vẫn có thể rà soát lại.
“Trường ĐH nước ngoài họ không dạy ngoại ngữ, ta không nên bỏ ngoại ngữ nhưng cũng không cần ôm đồm. Chỉ bố trí phần nào trong chương trình thôi, còn sinh viên muốn nâng cao năng lực thì phải tự học hoặc học thêm ở bên ngoài. Nếu giờ vừa yêu cầu thành thạo ngoại ngữ, vừa vững vàng về chuyên môn mà chỉ đào tạo trong 4 năm thì đương nhiên là không đủ. Giáo dục thể chất cũng không quy định cứng thành môn như mình. Với 131 tín chỉ thì hợp lý nhất là 4 năm chứ dồn xuống còn 3 năm rưỡi là không nên”, ông Sơn đề xuất.
Đào tạo ĐH có thể còn 3 năm: Xem xét lại các môn chung - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Ồ ạt xin hủy kết quả trúng tuyển đợt 1

Hôm qua (23.8), nhiều thí sinh đến các trường đã trúng tuyển đợt 1 xin rút giấy chứng nhận kết quả khi biết các trường tốp đầu, trong đó có cả nhiều trường quân đội, xét tuyển bổ sung.


Ý kiến
Bỏ nhiều môn không liên quan đến ngành học
Trường đã cắt giảm chương trình đào tạo liên tục trong nhiều năm qua, đến nay còn 120 tín chỉ. Việc cắt giảm tín chỉ được thực hiện dựa trên việc sắp xếp lại chương trình, đổi mới phương pháp dạy và đầu tư tăng cường cơ sở vật chất. Trong đó có việc xây dựng môn học mới từ tích hợp các môn đơn khác nhau. Trường cũng mạnh dạn cắt bỏ nhiều môn không liên quan đến từng ngành học, ví dụ giảm mạnh số lượng tín chỉ với môn toán trong chương trình đại cương… Nếu cắt bỏ chương trình một cách máy móc để bằng với thời gian đào tạo ĐH của nước ngoài thì có thể xảy ra tình trạng sinh viên thiếu kiến thức khi tốt nghiệp, doanh nghiệp chê và thất nghiệp sẽ tăng lên”.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng (Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
Nên tập trung vào kiến thức cần thiết
Việc đào tạo 3 năm không phải là vấn đề đáng ngại mà quan trọng hơn là sắp xếp nội dung và phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao hơn. Thay vì đào tạo quá nhiều thứ thì chỉ nên tập trung những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho từng ngành học.
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN)
Chuyển sang hoạt động ngoại khoá
Khi không thể cắt giảm chương trình, trường chỉ có thể thay đổi phương pháp học và bố trí thời khóa biểu linh hoạt hơn. Nhiều môn dạng kỹ năng chuyển sang hoạt động ngoại khóa để cấp giấy chứng nhận. Môn giáo dục thể chất có thể không nhất thiết phải nằm trong chương trình chính khoá mà chuyển sang hoạt động câu lạc bộ. Ngoài ra có thể xem xét lại các môn thuộc khối kiến thức đại cương theo hướng dạy tích hợp. Chẳng hạn, có thể dạy một vài môn chung về khoa học xã hội thay vì từng môn riêng lẻ gồm: pháp luật đại cương, tiếng Việt thực hành, cơ sở văn hoá VN…
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn (Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)
Hà Ánh (ghi)


 

Quý Hiên