Chờ bộ máy mới của Nhà Trắng
Đó là nhận định của các giáo sư, chuyên gia cùng cựu quan chức cấp cao, nhà báo quốc tế đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên ngày 9.11 về việc ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Chờ bộ máy mới của Nhà Trắng
Đó là nhận định của các giáo sư, chuyên gia cùng cựu quan chức cấp cao, nhà báo quốc tế đã trả lời phỏng vấn Thanh Niên ngày 9.11 về việc ông Trump giành chiến thắng trước bà Clinton trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Chiến thắng của ông Trump cho thấy sự tức giận của người dân đối với Washington và cả 2 đảng phái chính trị. Người dân cảm thấy không được lắng nghe, không được đáp ứng mong muốn. Ông được bầu bởi các vấn đề nội tại của nước Mỹ. Khó để biết trước ông sẽ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào. Nếu dựa trên những gì được đưa ra trước đó, ông chắc chắn sẽ huỷ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), sẽ tăng thuế đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc, sẽ xây tường ngăn biên giới với Mexico. Tuy nhiên, chúng ta phải chờ xem ông bổ nhiệm nhân sự như thế nào vào các vị trí hàng đầu trong chính phủ.
Việc ông Trump đắc cử đã gây choáng váng cả nước. Đây có thể là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gây thất vọng nhất của cả một thế hệ. Kết quả này chỉ ra nhiều nhận định trước đó đã quá xem thường mong muốn thay đổi của người dân Mỹ, và đánh giá quá cao sự hỗ trợ mà bà Clinton nhận được. Sau khi chính thức nhậm chức, thách thức lớn nhất của ông Trump chính là điều ông vừa cam kết: trở thành tổng thống của mọi người dân, nhận được sự ủng hộ của những người chống đối ông. Thách thức này không hề đơn giản.
Dù không đưa ra giải pháp ý nghĩa nào, nhưng ông Trump vẫn thắng lợi thì cho thấy người dân Mỹ đang quá thất vọng với tình hình hiện tại. Và theo tôi, khó khăn nhất trong thời gian tới của ông Trump là tìm kiếm nhân sự cho những vị trí cấp cao trong bộ máy của mình. Do được bầu bởi những người phần lớn không thuộc nhóm tinh hoa hình thành chính sách ở Mỹ, nên có lẽ ông Trump phải tìm những người mới. Điều này đòi hỏi phải mất một thời gian dài và khiến chính sách tương lai của Mỹ sẽ khó đoán, do phụ thuộc vào bộ máy với những nhân sự mới. Tuy vậy, có lẽ ông cũng sẽ đẩy nhanh quá trình giảm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á- Thái Bình Dương như từng khẳng định.
Những gì Trump thể hiện không phải là “điềm tốt” cho các đồng minh của Mỹ. Triết lý “trọng thương” của ông có thể làm lu mờ những cam kết với các đồng minh và đóng góp cho trật tự quốc tế. Tuy nhiên, chính việc “Mỹ là trên hết” khiến cho Trump có thể không quan tâm nhiều đến vấn đề nhân quyền, giúp cho quan hệ với Philippines được cải thiện bởi Trump sẽ không can thiệp nhiều vào chính sách đối nội của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Nhưng ngược lại, có thể ông Trump cũng sẽ thiếu kiên nhẫn nếu bất đồng với ông Duterte. Trump chưa thể hiện chính sách nào rõ ràng về Biển Đông, mà chỉ cam kết đánh giá những tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền biển.
TS Satoru Nagao (chuyên gia của Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản – giảng viên ngành an ninh tại Đại học Gakushuin):
Ngô Minh Trí (Thực hiện)