23/12/2024

ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi riêng

ĐH Quốc gia TP.HCM vừa đưa ra chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lựctrong năm 2017. Theo những nội dung trong dự thảo, việc tuyển sinh vào ĐH này năm tới sẽ có nhiều thay đổi.

  

ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi riêng

ĐH Quốc gia TP.HCM vừa đưa ra chủ trương tổ chức kỳ thi đánh giá năng lựctrong năm 2017. Theo những nội dung trong dự thảo, việc tuyển sinh vào ĐH này năm tới sẽ có nhiều thay đổi.




Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM năm 2016 /// Ảnh: Hà Ánh

 

 

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM năm 2016ẢNH: HÀ ÁNH

 

Một bài thi 180 phút
Theo dự thảo, bài thi được tổ chức theo định hướng đánh giá năng lực học ĐH chứ không nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trên cơ sở đó, bài thi dự kiến làm trên giấy gồm 1 câu tự luận, 125 câu trắc nghiệm trong thời gian 180 phút.
Cấu trúc bài thi gồm 2 phần: phần 1 đánh giá khả năng sử dụng ngôn ngữ và phần 2 kiểm tra khả năng tư duy logic, giải quyết vấn đề. Trong phần 1, dự kiến sẽ có 25 câu trắc nghiệm tiếng Việt đánh giá khả năng dùng từ, đọc hiểu và phân tích bài viết; 25 câu trắc nghiệm đánh giá khả năng đọc hiểu tiếng Anh; một bài luận tiếng Việt khoảng 25 – 50 dòng trình bày về một chủ đề cho sẵn. Ở phần 2, trắc nghiệm tư duy logic thể hiện qua kiến thức toán học và bài trắc nghiệm kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp, giải quyết vấn đề với 50 câu về kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kinh tế và kỹ thuật.


Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng ĐH Quốc gia TP.HCM, điểm đặc biệt của cấu trúc đề thi này ở chỗ không bắt buộc thí sinh (TS) phải học thuộc lòng kiến thức. Thay vào đó, từ những vấn đề thực tiễn với số liệu cụ thể, câu hỏi yêu cầu TS thể hiện khả năng suy luận, phân tích và giải quyết vấn đề. “Vì vậy đề thi không nhất thiết nằm trong chương trình phổ thông nhưng sẽ đưa ra những vấn đề gần nhất với kiến thức tự nhiên, xã hội mà học sinh đã được học. Ngay khi hoàn tất, đề thi mẫu sẽ được công bố để TS tham khảo”, tiến sĩ Chính thông tin.
Cũng theo tiến sĩ Chính, kỳ thi dự kiến diễn ra sau 2 tuần kỳ thi THPT do Bộ GD-ĐT tổ chức, dự kiến ở 3 điểm: TP.HCM, Cần Thơ và Quy Nhơn. Trong năm đầu tiên bài thi có thể chỉ theo hình thức trắc nghiệm, phần tự luận kiểm tra khả năng diễn đạt tiếng Việt sẽ thực hiện sau 2 năm tiếp theo để TS có thời gian chuẩn bị.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi riêng - ảnh 2

TIN LIÊN QUAN

Lập nhóm tuyển sinh chung

Theo ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nếu quy chế tuyển sinh của Bộ không loại trừ được ảo thì năm 2017 trường này sẽ tiếp tục chủ trì một nhóm để tuyển sinh chung.


Nhiều tiêu chí xét tuyển
Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, lý do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức thêm kỳ thi đánh giá năng lực là tạo thêm cơ sở để các trường đánh giá, chọn lựa TS tốt hơn. Tiến sĩ Chính phân tích, trong bối cảnh năm tới kỳ thi THPT quốc gia dù được đánh giá tin cậy để đa số các trường sử dụng cho việc tuyển sinh nhưng thực tế vẫn còn một số lo ngại. Độ phân loại của kỳ thi có thể chưa cao vì chủ yếu dùng để xét tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, có thể nói vẫn còn ít nhiều lo ngại về độ tin cậy của kỳ thi do cách thức tổ chức thi và chấm thi. “Kỳ thi đánh giá năng lực được tổ chức sẽ là cơ sở để một số ngành hoặc trường cần có thước đo cao hơn có thể sử dụng để xét tuyển TS. Tuy nhiên, ĐH Quốc gia TP.HCM không ép tất cả các đơn vị thành viên phải sử dụng kết quả kỳ thi này mà tùy thuộc vào đặc thù tuyển sinh cụ thể từng trường”, tiến sĩ Chính nói.
ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ tổ chức thi riêng - ảnh 3

TIN LIÊN QUAN

Học thế nào với cách thi mới?

Ngay sau khi phương án thi THPT quốc gia 2017 được công bố, các trường phổ thông đã có kế hoạch cho việc giảng dạy và ôn tập để phù hợp với cách thi mới.


Theo phương án tuyển sinh của ĐH Quốc gia TP.HCM, năm 2017 ĐH này vẫn đưa ra nhiều tiêu chí khác nhau để xét tuyển. Trong đó mở rộng ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi các trường phổ thông chuyên và năng khiếu từ 10% (năm 2016) lên 20 – 30%; sử dụng kết quả kỳ thi THPT, trong đó có những ngành xét 100% chỉ tiêu và có những ngành chỉ xét một phần chỉ tiêu dựa trên kết quả này; một số ngành (một phần chỉ tiêu) sẽ xét dựa trên kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Kết quả kỳ đánh giá năng lực có thể được sử dụng xét tuyển trực tiếp hoặc là điểm thành phần trong tổng điểm xét tuyển.
Trường nào sẽ áp dụng ?
Theo thăm dò của ĐH Quốc gia TP.HCM, nhiều trường thành viên cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển với tỷ lệ khác nhau ở các ngành.
Tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa, cho biết nếu đề án này được Bộ duyệt, trường sẽ dành một phần chỉ tiêu xét tuyển ở tất cả các ngành. Song song đó, trường vẫn xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT, tuyển thẳng theo quy chế của Bộ và ưu tiên tuyển thẳng với học sinh giỏi trường chuyên và năng khiếu.

Theo đề thi minh họa môn văn mà Bộ GD-ĐT đã công bố, đi sâu vào từng câu, dễ thấy đề thi lần này yêu cầu cao hơn về độ khó.


Tương tự, tiến sĩ Trần Lê Quan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, cũng cho biết chủ trương chung là sẽ sử dụng kết quả kỳ đánh giá năng lực vào xét tuyển. Tuy nhiên hội đồng tuyển sinh trường sẽ quyết định phương thức xét tuyển cụ thể khi có đề án chính thức.
Tiến sĩ Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, nhận định kỳ thi đánh giá năng lực này sẽ là tiêu chí xét tuyển cần thiết với một số ngành đào tạo đặc thù. Còn riêng với Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn vẫn chưa có kế hoạch tuyển sinh cụ thể. GS-TS Đặng Vạn Phước, Trưởng khoa Y, thì có ý kiến việc tổ chức thi đánh giá năng lực theo hướng này sẽ phù hợp với các ngành khác. Còn với đặc thù của ngành y dược, khoa vẫn mong muốn có thêm hình thức phỏng vấn trực tiếp để định hướng nghề nghiệp phù hợp cho TS.
 

 

Hà Ánh