23/01/2025

Phương án thi THPT 2017 sẽ áp dụng cho các năm tiếp theo

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới thi cử là một trong những vấn đề sẽ được Quốc hội quan tâm trong phiên họp tuần này.

 

Phương án thi THPT 2017 sẽ áp dụng cho các năm tiếp theo

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đổi mới thi cử là một trong những vấn đề sẽ được Quốc hội quan tâm trong phiên họp tuần này.




Tiến độ xây dựng chương trình - sách giáo khoa mới triển khai chậm so với kế hoạch 	 /// Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Tiến độ xây dựng chương trình – sách giáo khoa mới triển khai chậm so với kế hoạchẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tuần này, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ về các vấn đề kinh tế – xã hội, trong đó Bộ GD-ĐT sẽ chịu trách nhiệm báo cáo về một số vấn đề nóng thuộc lĩnh vực GD-ĐT.
“Thực hiện đề án rất chậm”
 
 
Dạy nhiều ngoại ngữ phải dựa vào nhu cầu thực tiễn

Xung quanh chủ trương đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy bắt buộc trong trường phổ thông để tăng cơ hội lựa chọn cho học sinh, Thường trực uỷ ban cho rằng việc đưa nhiều ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường là xu thế tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quan hệ đối ngoại của quốc gia cũng như nhu cầu của học sinh và các địa phương. “Việc mở rộng số lượng ngoại ngữ đưa vào trường phổ thông, số lượng ngoại ngữ bắt buộc cần được cân nhắc kỹ lưỡng trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của từng địa phương cũng như sự chuẩn bị các điều kiện bảo đảm chất lượng, đặc biệt là về đội ngũ giáo viên”, Thường trực uỷ ban lưu ý.
 

Liên quan đến tiến độ thực hiện chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới, báo cáo của bộ này cho biết thời điểm này đã xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể; ban hành quy định tiêu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông; tiêu chuẩn người tham gia xây dựng, người tham gia thẩm định chương trình, quy định về tổ chức và hoạt động của ban xây dựng, hội đồng quốc gia thẩm định chương trình…

Bộ cũng cho biết hiện đang xây dựng tiêu chí đánh giá SGK và hội đồng quốc gia thẩm định SGK. Sau khi có chương trình sẽ ban hành đồng bộ các văn bản này để định hướng cho các nhà xuất bản, tổ chức, cá nhân trong việc biên soạn SGK; tiếp tục triển khai các nhiệm vụ đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo kế hoạch.
Nhận định về báo cáo này, Thường trực Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng từ sau khi chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7.2015, tiến độ thực hiện đề án rất chậm. Các điều kiện để đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến; đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành. Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục mới đang đến gần (năm học 2018 – 2019).
Thường trực uỷ ban này còn chỉ ra rằng Báo cáo của Chính phủ chưa nêu rõ kế hoạch và giải pháp cụ thể trong thời gian tới, để đảm bảo tiến độ và chất lượng như yêu cầu của nghị quyết.
Cũng liên quan đến đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Thường trực uỷ ban trên cho rằng việc ổn định và hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân phải được coi là căn cứ, tiền đề để thực hiện các giải pháp đổi mới khác. Tuy vậy, đến ngày 18.10.2016, Thủ tướng mới ban hành quyết định phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ quốc gia VN, trong khi nhiều giải pháp đổi mới cụ thể về nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đổi mới thi, tuyển sinh… đã được triển khai trên thực tiễn.
Thường trực uỷ ban đề nghị: Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo không thể thành công nếu không giải quyết được vấn đề phân luồng và liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, loại hình đào tạo. Vì vậy, Chính phủ cần đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo thực hiện mục tiêu liên thông, phân hoá, phân luồng một cách căn bản như yêu cầu của Nghị quyết 29, đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau trung học.
Cần có đề án đổi mới căn bản về thi cử
Báo cáo của Bộ GD-ĐT với Quốc hội cũng nêu rất chi tiết về cách thức tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 và khẳng định: Đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, ngoài việc làm cho kỳ thi trở nên nhẹ nhàng, trung thực, khách quan hơn, còn tác động tích cực trong đổi mới cách dạy, cách học của các trường THPT, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo.
Bộ còn cho biết phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 sẽ được tiếp tục áp dụng trong các năm 2018, 2019 với những điều chỉnh hợp lý trên cơ sở rút kinh nghiệm tổ chức thi và tuyển sinh từng năm, đồng bộ với quá trình đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá trong các nhà trường phổ thông; từ năm 2020 trở đi được tổ chức ổn định đảm bảo sự tương thích với định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã được Chính phủ phê duyệt.
Báo cáo nhận xét của Thường trực Uỷ ban Văn hoá – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội ủng hộ hình thức thi trắc nghiệm khách quan đối với hầu hết các bài thi theo phương án thi năm 2017 và cho rằng đây là giải pháp nâng cao chất lượng, đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy của kỳ thi.
Phương án thi THPT 2017 sẽ áp dụng cho các năm tiếp theo - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Thi THPT quốc gia 2017: Tách riêng thí sinh tự do?

Dự kiến tuần này, Bộ GD-ĐT công bố các dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH để lấy ý kiến. Theo nguồn tin của PV Thanh Niên, khi xếp phòng thi, Bộ dự kiến tách riêng thí sinh tự do để dễ xử lý việc chọn thi theo môn của những thí sinh này.
Tuy nhiên, Thường trực uỷ ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo thực hiện tốt công tác đề thi, nhất là ngân hàng câu hỏi thi phục vụ các bài thi trắc nghiệm để bảo đảm tính nghiêm túc, khách quan, phù hợp với chuẩn chương trình giáo dục; mặt khác, nội dung phải có tính khoa học, kích thích được tư duy sáng tạo của thí sinh, đồng thời có sự phân hoá trình độ để đo lường được kỹ năng và kiến thức của người học, phục vụ cho 2 mục tiêu xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tin cậy cho việc tuyển sinh ĐH, CĐ. Việc tổ hợp và tiến tới tích hợp các môn thi về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để có lộ trình phù hợp và thống nhất kế hoạch đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở giáo dục phổ thông cũng như việc đào tạo chuyên nghiệp ở các trình độ sau THPT.
Về giải pháp lâu dài, Thường trực uỷ ban đề nghị Chính phủ tiến hành xây dựng Đề án về đổi mới căn bản từ tổ chức, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và kiểm định chất lượng GD-ĐT để có giải pháp căn cơ, đồng bộ nhằm thực hiện tốt việc đổi mới căn bản công tác thi, kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Việc đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cần có lộ trình cụ thể đồng thời, cần có phương án chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện bảo đảm thực hiện.
Chưa thể có sách giáo khoa mới giảng dạy từ năm 2018

Theo tìm hiểu của phóng viên Thanh Niên trên số báo ra ngày 26.10, đến thời điểm này, chương trình – SGK mới gần như sẽ không thể bắt đầu thực hiện từ năm học 2018 – 2019 như kế hoạch. Tại cuộc họp báo khai giảng năm học mới năm 2016 – 2017, khi được hỏi về tiến độ của việc biên soạn chương trình – SGK mới, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: “Đến thời điểm này thì đúng là tiến độ của việc biên soạn chương trình tổng thể đã bị chậm so với lộ trình. Thời điểm này chúng tôi chưa đặt vấn đề với Quốc hội để xin hoãn lại so với mốc 2018 nhưng quan điểm là chấp nhận chậm một chút để làm chắc chắn hơn”. 

 

Tuệ Nguyễn