23/12/2024

Đối đầu FBI – Đảng Dân chủ

Việc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bất ngờ mở lại cuộc điều tra bê bối email của ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton chỉ hơn một tuần trước ngày bầu cử khiến đảng này nổi điên.

 

Đối đầu FBI – Đảng Dân chủ

Việc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) bất ngờ mở lại cuộc điều tra bê bối email của ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton chỉ hơn một tuần trước ngày bầu cử khiến đảng này nổi điên.

 

 

 

Đối đầu FBI - Đảng Dân chủ
Sự soi mói của dư luận lần này lại dồn về phía bà Clinton, cựu ngoại trưởng Mỹ, trong chiến dịch tranh cử ở Florida ngày 30-10 – Ảnh: Reuters

Chiến dịch của bà Clinton đã tuyên chiến với FBI

Sunday Times

 Các mũi dùi đang chĩa vào giám đốc FBI James Comey.

Theo Reuters, FBI ngày 30-10 đã được cấp giấy phép mở lại cuộc điều tra bê bối sử dụng email cá nhân để xử lý thông tin mật của cựu ngoại trưởng Clinton, hai ngày sau khi ông Comey tiết lộ thông tin về những email mới phát hiện và tuyên bố sẽ mở lại cuộc điều tra vốn đã khép lại hồi tháng 7-2016.

Theo Đài NBC, giấy phép mới cấp sẽ cho phép FBI kiểm tra những email đó để xem chúng có liên quan gì tới cuộc điều tra về việc sử dụng email cá nhân của bà Clinton hay không.

Phạm luật?

Sẽ mất ít nhất vài tuần để xác định liệu 650.000 email của bà Huma Abedin, trợ lý cấp cao của bà Clinton, mà FBI tìm thấy trong máy tính của cựu nghị sĩ Anthony Weiner, chồng bà Abedin, có liên quan đến công việc trong thời gian tại nhiệm của cựu ngoại trưởng Mỹ hay không và liệu chúng có chứa các thông tin mật hay quan trọng như trong cuộc điều tra trước đó.

Theo Wall Street Journal, vụ việc khởi đầu từ đầu tháng 10-2016, khi FBI thu được một máy tính xách tay trong quá trình điều tra ông Weiner gửi tin nhắn sex cho một bé gái vị thành niên.

Các nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết máy tính này chưa từng lộ diện trong cuộc điều tra email của bà Clinton trước đó.

Dù lệnh khám của FBI trong vụ ông Weiner không cho phép tìm kiếm những thông tin liên quan đến bê bối của bà Clinton, các lãnh đạo cơ quan này vẫn gật đầu cho phép điều tra kỹ hơn chiếc máy tính.

Đến tuần trước, FBI cũng không có giấy phép điều tra vụ việc cho đến sau khi ông Comey châm ngòi nổ bằng việc thông báo kết quả đến Quốc hội Mỹ.

Việc mở lại cuộc điều tra đã làm dấy lên những chỉ trích gay gắt từ phía Đảng Dân chủ và chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Cựu ngoại trưởng Mỹ nói đây là một động thái chưa từng có tiền lệ, khác xa với chính sách của FBI và yêu cầu ông Comey giải thích rõ quyết định của mình.

Còn các lãnh đạo chiến dịch tranh cử công kích việc ông Comey thông báo với quốc hội khi ông còn “chưa thể đánh giá liệu các tài liệu có quan trọng hay không”.

Trong ngày 30-10, lãnh đạo phe thiểu số tại thượng viện Harry Reid chỉ trích giám đốc FBI đã “thể hiện hai cách ứng xử khác nhau về cùng một sự việc, đó rõ ràng là ý định thiên vị một đảng phái chính trị này hơn đảng phái chính trị khác”.

Để chứng minh, ông cáo buộc FBI che giấu thông tin cuộc điều tra tấn công tin tặc nhắm vào Đảng Dân chủ được cho là do Nga đứng sau và có dính líu đến ứng viên tổng thống Donald Trump của Đảng Cộng hoà.

Ông Reid cũng khẳng định ông Comey đã vi phạm đạo luật Hatch, một đạo luật có mục đích ngăn cản các quan chức chính phủ không lạm dụng quyền lực để chi phối quá trình bầu cử.

Theo Wall Street Journal, các quan chức Bộ Tư pháp cũng từng cảnh báo FBI rằng việc FBI thông báo vụ việc cho quốc hội sẽ vi phạm chính sách chống các hành động ảnh hưởng lên quá trình bầu cử.

Ông Trump vượt lên

Liệu bà Clinton sẽ thất bại vì bê bối email này? Theo CNN, sẽ mất vài ngày để đánh giá tác động của nó qua các cuộc thăm dò.

“Khi mọi chú ý đổ dồn về ông Trump, bà Clinton đang trên đà thắng. Bây giờ sự chú ý lại dồn vào bà ấy” – nhà cố vấn chính trị Frank Luntz nói, cho rằng người chiến thắng cuộc bầu cử này là người biết đẩy các ánh mắt soi mói sang đối thủ.

Giới quan sát vẫn tin bà Clinton sẽ chiến thắng, dù các thăm dò mới nhất cho thấy tỉ phú Trump đang nhanh chóng thu hẹp khoảng cách. Kết quả thăm dò của ABC/Washington Post cho thấy 2/3 người ủng hộ bà Clinton không bị lung lay. “Vụ việc chỉ củng cố thêm ý kiến của những người phản đối bà Clinton hơn là đối với những cử tri còn chưa quyết định” – tờ Washington Postkhẳng định.

Khảo sát mới nhất của ABC/Washington Post cho thấy bà Clinton hiện chỉ dẫn trước đối thủ 1 điểm phần trăm, với tỉ lệ 46-45%, so với cách biệt lên đến 12% của tuần trước.

Trong khi khảo sát của tờ Los Angeles Times cho thấy ứng cử viên Đảng Cộng hoà đã vượt lên dẫn trước bà Clinton trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng khi nhận được ủng hộ của 46% ý kiến thăm dò, trong khi bà Clinton chỉ được 44,1%.

Còn BBC tổng hợp các thăm dò toàn quốc tại Mỹ cho rằng cựu ngoại trưởng Mỹ vẫn an toàn với cách biệt 3% so với ông Trump, với tỉ lệ 
49-46%.

Khác thường

CNN đặt câu hỏi về vai trò khác thường của ông Comey trong cuộc điều tra, khi ông đơn độc ra quyết định chống lại Bộ Tư pháp và phá bỏ các tiền lệ của FBI. Giáo sư Richard Painter thuộc ĐH Minnesota cũng đặt nghi vấn giám đốc FBI có phải đã lạm quyền.

“Tôi không bao giờ nghĩ rằng FBI có thể bị cuốn vào vòng chính trị quanh cuộc điều tra của họ cho đến tuần này” – ông nói.

TRẦN PHƯƠNG