23/01/2025

Giảm ngân sách, 
nhiều địa phương kêu khó

Không chỉ TP.HCM mà hàng loạt tỉnh thành được định hướng giảm nguồn thu được để lại. Không ít dự án dân sinh có thể bị ảnh hưởng…

 

Giảm ngân sách, 
nhiều địa phương kêu khó

Không chỉ TP.HCM mà hàng loạt tỉnh thành được định hướng giảm nguồn thu được để lại. Không ít dự án dân sinh có thể bị ảnh hưởng…

 

 

 

Giảm ngân sách, 
nhiều địa phương kêu khó
Bình Dương có nhu cầu vốn hàng chục ngàn tỉ đồng để làm các dự án giao thông, thoát nước nhưng thiếu vốn để thực hiện. Trong ảnh: quốc lộ 13 qua địa bàn TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bị ngập nặng do các dự án thoát nước thiếu vốn, triển khai chậm – Ảnh: TUẤN DUY

Nhiều đề nghị được đưa ra để giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện cho các địa phương phát triển…

Nhiều dự án TP.HCM 
sẽ ảnh hưởng

Theo ông Võ Minh Khương – trưởng phòng kế hoạch đầu tư Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP, dự kiến trong năm năm tới, riêng vốn từ ngân sách TP dành cho chương trình chống ngập khoảng 1.400 tỉ đồng.

Nguồn vốn này sẽ cải tạo hệ thống thoát nước vùng trung tâm TP (550km2 với khoảng 6,5 triệu dân) để thoát nước mưa, kết nối với những dự án giảm ngập do triều cường. Ông Khương nêu hai nhóm dự án này phải kết nối đồng bộ và hỗ trợ cho nhau thì mới phát huy hiệu quả.

“Nếu các dự án này không được triển khai đúng tiến độ thì hiệu quả xoá, giảm ngập sẽ bị ảnh hưởng. Trước tiên là khu vực dân cư vùng trung tâm TP, có thể ngập úng cục bộ khi mưa lớn vượt thiết kế hoặc mưa lớn kết hợp triều cường” – ông Khương lo lắng.

Lãnh đạo UBND Q.9 cũng băn khoăn về kinh phí cho các dự án chống ngập và giảm ùn tắc giao thông.

Lãnh đạo quận cho biết từ khi nhà máy Samsung trong Khu công nghệ cao khởi công thì có hai tuyến đường thường xuyên kẹt xe. Nếu ngân sách khó khăn, đầu tư hạ tầng có nguy cơ chậm, ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư khu công nghệ cao.

Chị Mai Thị Yên (Q.Thủ Đức, TP.HCM) nói đã nghe chuyện cắt giảm ngân sách cho TP. Chị không hiểu hết nhưng nhiều năm nay, khu nhà chị “vướng” dự án mở rộng quốc lộ 13.

Nhà cửa xập xệ nhưng không được phép sửa chữa hay xây mới. Cảnh trời mưa nước ngập, trời nắng bụi bặm mịt mù, kẹt xe ùn ùn đã… quen.

Một trong những lý do được chính quyền giải thích là vì TP chưa có tiền. Giờ nghe tiếp ngân sách bị cắt giảm, chị Yên buồn vì… hình dung ngay ra chuyện con đường trước nhà sẽ phải chờ, chờ và chờ.

Bà Phạm Khánh Phong Lan - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trên diễn đàn Quốc hội, khi phát biểu tại tổ cũng thẳng thắn nêu ngành y tế TP.HCM năm 2015 phục vụ 30 triệu lượt bệnh nhân mà trong đó phân nửa từ các tỉnh khác.

Nhưng cơ sở vật chất, dù xây cho TP.HCM cũng là xây cho các tỉnh nhưng các nguồn vốn trái phiếu chính phủ, Bộ Y tế đầu tư đều xây dựng… ở chỗ khác.

Bà Lan băn khoăn sẽ trả lời cho người dân TP.HCM thế nào khi thuế ngày càng tăng, nguồn thu giao cho TP ngày càng tăng nhưng điều tiết để lại giúp TP.HCM trở thành TP đáng sống, để bù đắp cho những gì mà người dân đã phải đóng góp lại cứ giảm?

Bà Lan nêu đây là “bài toán” mà nếu không kiên quyết, để những tỉnh không tự chủ được về tài chính vẫn tiếp tục phung phí xây công sở, đãi ngộ thì không công bằng.

Giảm ngân sách, 
nhiều địa phương kêu khó
Đồ hoạ: TẤN ĐẠT

Nhiều tỉnh thành lo

Không chỉ TP.HCM, hàng loạt tỉnh thành cũng bị cắt giảm tỉ lệ ngân sách được giữ lại. Như Bình Dương, dự kiến sẽ chỉ được giữ lại 36% thay vì 40% như trước đây.

Ông Trần Văn Nam – bí thư Tỉnh uỷ Bình Dương – cho rằng trong bối cảnh khó khăn thì các địa phương chia sẻ với trung ương là cần thiết. Tuy nhiên, ông Nam nêu sở dĩ Bình Dương có nguồn thu khá lớn là nhờ thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài.

Hiện nay hằng năm Bình Dương dành gần một nửa số ngân sách được giữ lại để làm hạ tầng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, có điều chỉnh cũng cần tính toán tỉ lệ thích hợp để địa phương có đủ nguồn lực tái đầu tư, thu hút đầu tư.

Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Ngọ Duy Hiểu nêu theo dự toán, tỉ lệ thu ngân sách để lại cho TP Hà Nội cũng giảm từ mức 42% như hiện nay xuống 28%.

“Hà Nội và TP.HCM là hai đầu tàu kinh tế, nhu cầu đầu tư công vẫn lớn. Quan điểm đầu tư cần ưu tiên những địa chỉ tạo động lực. Nên chấm dứt quan điểm đầu tư cào bằng, chia đều mỗi nơi một chút” – ông Hiểu bày tỏ.

Ông Nguyễn Thanh Quang, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cũng cho biết dự toán năm 2017, tỉ lệ điều tiết phần ngân sách Đà Nẵng được giữ lại 68%, giảm mạnh so với tỉ lệ 85% giai đoạn 2011-2016.

Với mức giảm 17%, ông Quang cho rằng với mức điều tiết quá cao và bất ngờ như vậy thật sự trung ương đang dồn về cho Đà Nẵng quá nhiều khó khăn.

Giảm ngân sách, 
nhiều địa phương kêu khó

Cần sáng tạo, cần cả 
cơ chế riêng

Bên lề kỳ họp Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi nhanh với đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (chủ tịch HĐND TP.HCM) và một số phóng viên về việc điều chỉnh tỉ lệ điều tiết ngân sách.

Ông cho biết đã đọc được ý kiến của đại biểu Quốc hội và các chuyên gia mà báo Tuổi Trẻ nêu. Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh rằng trong bối cảnh tình hình ngân sách khó khăn, các TP lớn cần có sự chia sẻ với trung ương, đồng cam cộng khổ với các địa phương khác để vượt qua.

Thủ tướng nêu để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế – xã hội không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước, mà cần chủ động, sáng tạo thu hút các nguồn đầu tư khác, tạo ra nguồn lực tổng hợp.

TS Trần Du Lịch, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, nêu trước mắt nếu phải giảm ngân sách, chính quyền TP.HCM cần phân biệt nguồn chi thường xuyên và chi đầu tư. Nguồn chi thường xuyên thì ngân sách phải chi, còn đầu tư thì tìm nguồn xã hội hoá.

Trong giai đoạn cần phát triển hạ tầng để tăng sức cạnh tranh, TP nên tranh thủ các nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, vốn ODA…

Tuy nhiên theo ông Lịch, cơ chế ngân sách tiến tới phải minh bạch hơn, tức phải tách bạch rõ ràng loại thu nào giữ cho ngân sách địa phương và địa phương phải thu gì, loại thu nào địa phương phải nộp về cho ngân sách trung ương. Sau đó mới phân chia tỉ lệ theo luật.

Phần nào của địa phương thì để cho địa phương tự chủ. Như vậy mới giải quyết được bài toán địa phương muốn giữ nhiều, trung ương muốn thu nhiều.

Ông ĐINH LA THĂNG (bí thư Thành uỷ TP.HCM):

Đầu tàu chạy chậm, lấy lại gia tốc rất khó

Hiện nay kết nối về hạ tầng giao thông của TP.HCM rất yếu, hầu hết các cửa ngõ vào TP đều tắc hết.

Thậm chí ngay đường từ Bình Dương đến TP thì ở Bình Dương đường rộng 60m, nhưng đến TP là đường 23m thôi, quốc lộ lên Tây Ninh cũng tắc, bây giờ muốn làm safari Củ Chi cũng khó vì với đường nhỏ như vậy khó hút khách du lịch.

Chưa kể đến là sân bay quá tải toàn phần, toàn diện. Riêng chương trình chống ngập nước khoảng 97.000 tỉ đồng chưa biết trông vào đâu…

Muốn phấn đấu tiếp thì TP.HCM phải có đầu tư trở lại cho phát triển. Vùng sâu vùng xa cần được chăm lo nhưng cũng phải chăm lo đầu tàu đủ lực để chạy. Chứ đầu tàu mà chậm một chút thì để lấy lại gia tốc rất khó.

VIỄN SỰ (ghi tại buổi thảo luận 
của Đoàn ĐBQH TP.HCM, ngày 22-10)

Ngân sách trung ương khó khăn

Ngay từ giữa tháng 5-2016, Bộ Tài chính đã dự báo thu ngân sách sẽ tiếp tục khó khăn. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết rủi ro giảm thu năm 2016 là lớn, chủ yếu do giá dầu giảm; cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập kinh tế…

Trong khi đó, đã phát sinh nhiều nhu cầu chi đột xuất, cấp bách, như xử lý hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL; cá chết 
bất thường…

Thế nhưng, số liệu của Bộ Tài chính nêu tính chung chín tháng, số thu cả nước vẫn đạt 598.000 tỉ đồng, bằng 107% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, khi ngân sách trung ương chỉ đạt 63% dự toán năm thì ngân sách địa phương đạt 84% so với dự toán.

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ tại Bộ Tài chính, tình trạng này không chỉ là của năm 2016 mà hai năm qua, 
2014 và 2015.

LÊ THANH


NHÓM PV