28/12/2024

Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm

Luật không quy định rõ ràng số lượng phụ gia được phép có trong thực phẩm khiến nhiều nhà sản xuất ‘vô tư’ dùng hàng loạt hoá chất cùng chức năng trong một sản phẩm, có thể gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng.

 

Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm

Luật không quy định rõ ràng số lượng phụ gia được phép có trong thực phẩm khiến nhiều nhà sản xuất ‘vô tư’ dùng hàng loạt hoá chất cùng chức năng trong một sản phẩm, có thể gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng.




Lỗ hổng lớn nhất hiện nay là VN không quy định rõ số lượng phụ gia được sử dụng trong một sản phẩm /// Ảnh: Gia Khiêm

 

Lỗ hổng lớn nhất hiện nay là VN không quy định rõ số lượng phụ gia được sử dụng trong một sản phẩmẢNH: GIA KHIÊM

4 – 5 hoá chất chỉ để bảo quản
Cầm cây chả lụa của một nhãn hàng nổi tiếng trên tay, một chuyên gia thực phẩm cho biết, ngoài thành phần như thịt, mỡ, muối, đường, nước mắm, chất điều vị (bột ngọt)… ra, chỉ thêm muối hữu cơ để bảo quản, chống ô xy hoá là đủ rồi. “Nhưng ở đây 4/5 phụ gia chỉ để bảo quản và tạo ổn định có mã số: E211, 202, E325, E282. Quá nhiều cho một cây chả chỉ nặng 0,5 kg” – ông nhận xét và phân tích, nguồn nguyên liệu không bảo đảm, có nhiều “tạp chất” khác chưa được khai báo trên nhãn hàng này, thì một cây chả mới cần thêm nhiều phụ gianhư vậy. Đó là chưa nói, đa số các chất phụ gia thực phẩm bán trên thị trường là hàng vô cơ mà gọi đúng tên là hoá chất. Rất hiếm nhà sản xuất dùng phụ gia hữu cơ vì thường hàng hữu cơ hiếm và có giá thành cao hơn nhiều. 

 
 
 Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm - ảnh 1
ở VN, luật hiện nay chỉ giới hạn hàm lượng từng chất nhưng không giới hạn số loại phụ gia. Điều này là nguy hiểm. Chẳng hạn, chất tạo ngọt hàm lượng cho mỗi chất là 20 mg/kg sản phẩm. Nhà sản xuất bỏ cả 4 chất với 4 mã số khác nhau, như vậy, “chất tạo ngọt” trong sản phẩm này lên đến 80 mg/kg sản phẩm chứ không còn là 20 mg nữa


 Lỗ hổng trong quy định về phụ gia thực phẩm - ảnh 2
 
TS Lê Thanh Hưng, Giám đốc Công ty công nghệ chế biến thực phẩm Masters Foods of Life
 


Tương tự, với mặt hàng tương ớt, ngay phụ gia tạo màu, có sản phẩm dùng đến 3 hóa chất gồm caramel 150a, carmines 120, màu tổng hợp và hương tổng hợp trong khi theo giới chuyên môn, quả ớt chín tự nhiên xay ra đã có màu đỏ đẹp rồi. Thậm chí trong một chai nước mắm công nghiệp có tới 17 phụ gia, trong đó có đến 5 chất điều vị và tạo ngọt tổng hợp có mã số: 621, 627, 631, 620 và 951. Cũng trong chai nước mắm này, các chất điều chỉnh độ a xít bao gồm a xít acetic, citric a xít, chất bảo quản potassium sorbate và sodium benzoate đều có cùng chức năng như nhau là làm ổn định, chống ô xy hoá để bảo quản sản phẩm trong thời gian dài không bị hỏng. Như vậy, riêng phụ gia giúp bảo quản nói chung trong một chai nước mắm có đến 4 h chất.
Bác sĩ (BS) Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía nam Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN phân tích, riêng hai chất điều vị disodium inosinate (631) và disodium guanylate (627) gọi là chất I và chất G, nếu đứng riêng lẻ, độc lập thì không đáng lo. Song để I+G kết dính và thêm bột ngọt ở tỷ lệ nhất định, độ ngọt tăng gấp bội lần, người ta gọi hợp chất này là siêu bột ngọt. Tất nhiên, chất I+G không có trong danh mục cho phép và chất này đang gây tranh cãi, phản đối nhiều trong giới làm thực phẩm sạch. “Có rất nhiều thực phẩm dùng kết hợp hai chất này để tạo cặp đôi I+G mới nhưng nhà sản xuất không bao giờ ghi rõ trên nhãn hàng mà ghi lập lờ như hai chất riêng. Đây cũng là cách ghi nhãn mác lập lờ, đánh lận con đen, có thể coi là hành vi gian lận trong thương mại”, BS Ký nhấn mạnh.
Cũng theo BS Ký, tiêu chuẩn Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm mà VN là thành viên, nếu một sản phẩm đã sử dụng phụ gia I thì không được phép dùng chất G song hành và ngược lại. Lúc cấp phép, cơ quan quản lý nhẽ ra phải biết và từ chối cấp phép các sản phẩm sai tiêu chuẩn Codex thế này.
Sử dụng nhiều phụ gia để giá rẻ
BS Trần Văn Ký thông tin thêm, những phụ gia như 631 và 627 tạo công thức I+G đang được nghiên cứu nghiêm túc tại Mỹ. Có nhiều báo cáo nghi ngờ về tác hại của chất này. “Hội đồng khoa học đang xem xét, nghi ngờ rằng, khi hai chất này kết hợp với nhau, có thể nhiều độc chất mới phát sinh. Nghiên cứu này đang được tiến hành dựa trên cơ sở kết tinh hai chất này với nhau, thế nên nhiều nước vẫn rất hạn chế hoặc khuyến cáo không được dùng. Chỉ VN vẫn đang được phép sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm”, BS Ký nhận xét.
TS Lê Thanh Hưng, Giám đốc Công ty công nghệ chế biến thực phẩm Masters Foods of Life, phân tích: “ở VN, luật hiện nay chỉ giới hạn hàm lượng từng chất nhưng không giới hạn số loại phụ gia. Điều này là nguy hiểm. Chẳng hạn, chất tạo ngọt hàm lượng cho mỗi chất là 200 mg/kg sản phẩm. Nhà sản xuất bỏ cả 4 chất với 4 mã số khác nhau, như vậy, “chất tạo ngọt” trong sản phẩm này lên đến 80 mg/kg sản phẩm chứ không còn là 20 mg nữa”.
Theo TS Hưng, các nước châu Âu, Mỹ thường không quy định số lượng bao nhiêu nhưng chất bảo quản chỉ sử dụng một loại. Chẳng hạn, một chiếc bánh quy có thành phần là bột, bơ, đường, kem và ít chất bảo quản. Nhưng nếu dùng bột không chất lượng, bơ thực vật là chủ yếu và đường không tinh… thì phải dùng nhiều phụ gia hơn và cạnh tranh bằng giá rẻ hơn. “Thực phẩm bỏ quá nhiều phụ gia thường giúp hạ giá thành sản phẩm vì nguồn nguyên liệu không tốt không thể làm hàng cao cấp được”, TS Hưng nói thẳng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quang Hậu, chủ cơ sở sản xuất chả truyền thống, nhấn mạnh nếu dùng thịt ôi thiu kém chất lượng, thêm bột, không có kỹ thuật giã thịt, không có công nghệ đóng gói sạch… nhà sản xuất phải thêm các phụ gia như: chất tạo giòn dai borax nhằm tăng độ kết dính, giữ nước, giảm hao hụt sản phẩm. Hoặc bảo quản bằng loạt chất a xít sorbic, potassium sorbate, sodium erythorebate, sodium benzoat… “Nguyên liệu không tốt buộc phải dùng nhiều h chất vì lợi nhuận. Trong danh mục các phụ gia thực phẩm được Bộ Y tế cho phép sử dụng, nhóm các chất nhũ hoá có gốc polyphosphate đều có công dụng điều chỉnh độ a xít, bảo quản, tạo xốp, chống đông vón, ổn định màu, chống ô xy h, nhũ h, điều vị, làm rắn chắc, xử lý bột, làm ẩm, ổn định, làm dày… Không riêng gì chả, rất nhiều thực phẩm đang được sử dụng các h chất này một cách vô tội vạ bởi nó giúp đẩy lợi nhuận lên cao rất nhiều”, ông Hậu gay gắt.
Theo các chuyên gia, lỗ hổng lớn nhất hiện nay là VN không quy định rõ số lượng phụ gia được sử dụng trong một sản phẩm nên nhiều doanh nghiệp vô tư bỏ hàng loạt phụ gia vào sản phẩm thực phẩm, gây nguy hại tới sức khoẻ người tiêu dùng.
TS Lê Thanh Hưng cho rằng luật về an toàn thực phẩm đang có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng, trong đó không có quy định số lượng phụ gia cho phép trong thực phẩm là lỗ hổng lớn nhất. Khi nhà quản lý không tạo được công cụ quản lý, lại thiếu nhân lực như những lời than phiền của các cơ quan quản lý, nhà sản xuất sẽ tiếp tục lợi dụng khe hở này để làm giàu mà cái giá của nó được trả bằng sức khỏe người tiêu dùng.

 

Nguyên Nga – Mai Phương