01/11/2024

CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC Con học trường nghề 
được không mẹ?

Câu hỏi của cậu bé vừa bước vào lớp 7 khiến tôi giật mình. Bởi từ bao lâu nay, mục tiêu tôi luôn hướng đến con bao giờ cũng là con đường vào đại học hoặc chí ít là cao đẳng.

 CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC

Con học trường nghề 
được không mẹ?

 Câu hỏi của cậu bé vừa bước vào lớp 7 khiến tôi giật mình. Bởi từ bao lâu nay, mục tiêu tôi luôn hướng đến con bao giờ cũng là con đường vào đại học hoặc chí ít là cao đẳng.

 

 

 

Con học trường nghề 
được không mẹ?
Học sinh ngành dược Trường trung cấp Tổng hợp TP.HCM trong giờ thực hành – Ảnh: NHƯ HÙNG
“Bằng cấp không phải là tất cả. Hãy đi theo sở thích và đam mê của mình, chỉ có vậy mình mới thành công thật sự. Còn khi mình theo ngành không mong muốn, dù giỏi đến cỡ nào rồi cũng có ngày mình sẽ nghĩ đến việc từ bỏ nó

Con tôi đi học về kể tôi nghe câu chuyện của thầy hiệu trưởng. Thầy có quyết định về trường mới công tác, nên hôm đó trong buổi chào cờ trước toàn trường, thầy đã có đôi lời chia tay cùng học sinh.

Thầy căn dặn học sinh toàn trường hãy luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, chăm học, tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường. Riêng với các anh chị lớp 9, thầy cũng căn dặn các anh chị tập trung học cho kỳ thi vào lớp 10.

Rồi thầy nói thêm trường hợp em nào thích học nghề khi vừa hết lớp 9, các em có thể chọn vào các trường nghề. Ở đó, các em được học nghề và cũng được học văn h. Hết ba năm, chí ít các em đã có cái nghề trong tay, mà trình độ văn hoá của các em cũng được đảm bảo.

Khi đó, nếu muốn nâng cao tay nghề hoặc đi chuyên sâu hơn, các em cũng có thể học tiếp để nâng cao trình độ hoặc ra đi làm.

Kể đến đây, con tôi chợt dừng lại rồi hỏi tôi: “Con chọn trường nghề được không mẹ?”.

Tôi giật nảy mình.

Quả thật, trong suy nghĩ của tôi, chưa bao giờ có chữ “học nghề” trên bước đường chuẩn bị hành trang vào đời cho con mình. Vì con đường mà tôi luôn cố gắng vạch ra cho con vẫn là con đường vào đại học. Con sẽ học lĩnh vực gì hay chuyên ngành gì thì tính sau, nhưng theo đúng lộ trình thì con phải tốt nghiệp THPT rồi vào đại học.

Thế nên khi nghe con hỏi vậy, tôi ngạc nhiên vô cùng. Sao con có thể nghĩ đến tình huống này?

Con tôi trả lời rất mạch lạc: “Nếu hết lớp 9 mình đi trường nghề thì mình sẽ đỡ mất ba năm cấp III và bốn năm đại học. Chí ít là đỡ mất bảy năm cho một tấm bằng đại học mà chưa chắc con có được việc làm như ý muốn sau khi tốt nghiệp. Vì con thấy nhiều anh chị học hết đại học rồi nhưng có đi làm được đâu?”.

Lẽ dĩ nhiên, một cậu bé học sinh lớp 7 chắc chắn chưa thể hoạch định rõ ràng tương lai cho mình, chưa thể xác định chính xác được mình sẽ theo nghề gì. Nhưng với câu hỏi của con, tôi chợt thấy cảm phục con, vì con nhìn nhận thực tế quá. Con nhìn ra được thực lực của mình và cả một chút gì đó rất thực dụng, mà có thể là rất có ích cho tương lai của mình.

Một năm nữa, theo đúng chương trình, các trường sẽ thực hiện việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh. Liệu đến lúc đó, con tôi muốn chọn trường nghề như con đã đặt vấn đề với tôi thì tôi có dám theo cùng lựa chọn của con? Hay tôi lại vẫn phải theo xu hướng chung, thuyết phục, định hướng cho con tiếp tục con đường học vấn? Điều này quả không đơn giản.

Làm cha làm mẹ ai cũng mong muốn con mình học hành tới nơi tới chốn, có công ăn việc làm đàng hoàng. Và dẫu biết rằng bằng cấp không phải là tất cả, biết rằng nếu đi theo sở thích và đam mê của mình, khi đó mình mới có thể thành công, nhưng sao chúng tôi vẫn có một chút chùn bước khi con cái chọn trường nghề…

Với sự hiện diện của các ngành nghề, các trường nghề phong phú như hiện nay, tôi không dám chắc mình đủ dũng khí cho con vào trường nghề, nếu thật sự con muốn.

Ai sẽ hướng nghiệp cho con tôi và cả cho tôi một cách hiệu 
quả nhất?

Tôi đã băn khoăn, trăn trở như thế với con đường tương lai của con. Nhưng rồi tôi đã quyết định…

Con tôi học giỏi, tôi cũng kỳ vọng vào con lắm. Nhưng khi nghe con nói sẽ học nghề, không vô đại học, tôi ủng hộ con.

TRÍ NHIÊN