27/12/2024

Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ

Một DN quy mô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 – 3 tỉ đồng/năm cho kiểm tra hàm lượng formaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyên ngành tối thiểu 3.000 tỉ đồng/năm.

 

Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ

Một DN quy mô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 – 3 tỉ đồng/năm cho kiểm tra hàm lượng formaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyên ngành tối thiểu 3.000 tỉ đồng/năm.




ẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã mở tiệc ăn mừng sự kiện ngày 12.10 Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký Thông tư 23 bãi bỏ quy định về mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hoá từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trong Thông tư 37.
Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ - ảnh 1

TIN LIÊN QUAN

Bãi bỏ kiểm tra formaldehyt trong sản phẩm dệt may

Ngày 12.10, Bộ Công thương vừa ban hành Thông tư 23 bãi bỏ quy định về mức giới hạn và kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tại Thông tư 37.

Theo thống kê, hiện VN có khoảng 6.000 doanh nghiệp (DN) dệt may. Một DN quy mô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 – 3 tỉ đồng/năm cho kiểm tra hàm lượng formaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyên ngành tối thiểu 3.000 tỉ đồng/năm. 



Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ - ảnh 2
Tôi đã mở tiệc cho toàn bộ nhân viên logistics ăn mừng, bởi đã gỡ bỏ được nút thắt, trút bỏ được gánh nặng phiền nhiễu này. Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi mừng vì việc cắt bỏ kiểm tra chuyên ngành giúp thời gian thông quan hàng hoá rút ngắn hơn rất nhiều lần
Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ - ảnh 3

Bà Phạm Kiều Oanh, Phó tổng giám đốc NBC


“Mừng muốn khóc”
Bà Phạm Kiều Oanh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty may Nhà Bè – Công ty cổ phần (NBC), cho biết bà “mừng muốn khóc” khi nhận được thư điện tử từ Bộ Công thương thông báo tin Thông tư 37 được bãi bỏ. NBC là một trong những DN bền bỉ lên tiếng phản đối quy định kiểm tra chuyên ngành đã gây khó khăn, bức xúc cho DN trong suốt 7 năm qua. “Bộ Công thương cũng hiểu tâm tư DN lắm, nên đã gửi tin vui đến tôi ngay lập tức sau khi ban hành văn bản. Tôi đã mở tiệc cho toàn bộ nhân viên logistics ăn mừng, bởi đã gỡ bỏ được nút thắt, trút bỏ được gánh nặng phiền nhiễu này”, bà Oanh hồ hởi nói và cho biết từ nay NBC sẽ không tốn bình quân 100 triệu đồng/tháng cho việc kiểm tra chuyên ngành nữa. “Nhưng quan trọng hơn, chúng tôi mừng vì việc cắt bỏ kiểm tra chuyên ngành giúp thời gian thông quan hàng hóa rút ngắn hơn rất nhiều lần”, bà Oanh nói.
Ông Nguyễn Công Nghiêm, Giám đốc bộ phận xuất nhập khẩu Công ty Maison, thì thở phào nhẹ nhõm và nói vui: “Thế là từ nay tôi hết việc rồi”. Theo ông Nghiêm, khối lượng việc thông quan hàng hoá của DN sẽ giảm đáng kể khi chấm dứt kiểm tra chuyên ngành. “Ngày trước, hàng nhập về xin kiểm định phải chờ kết quả giám định đạt yêu cầu, có kết quả mới mang đi làm thủ tục thông quan, rồi mới được thông quan hàng h. Giờ thì khác nhiều rồi, sắp tới DN có thể bán được hàng luôn, không bị đình trệ 2 – 3 ngày, mất cơ hội kinh doanh nữa”, ông cho biết.
“Việc lớn thế này nhất định phải ăn mừng. DN mong chờ tin này từ lâu lắm rồi!”, bà Trịnh Tú Anh, Giám đốc Công ty TNHH thương mại và xây dựng An Đô, vui vẻ nói. Bà cho hay, việc bãi bỏ Thông tư 37 nghĩa là Bộ đã “cởi trói” cho DN trong kiểm tra hàm lượng formaldehyt mà lâu nay được ví như “giấy phép con”. Từ nay, DN có nhu cầu có thể nhập khẩu hàng bất cứ lúc nào, chứ không phải chờ chực, mất thời gian như trước. “Lúc trước chúng tôi thường kiểm định tại Viện Dệt may.
Hải quan vẫn làm thứ bảy, chủ nhật nhưng viện thì lại nghỉ, nên hàng phải ùn tắc nằm chờ. Thông thường 5 giờ chiều có kết quả kiểm nghiệm, gửi kết quả đến hải quan làm thủ tục thông quan, kéo dài đến 9 – 10 giờ tối hàng mới được ra khỏi cảng. Tình trạng mệt mỏi này bây giờ chắc chắn là được chấm dứt rồi”, bà kể.
Bỏ một thủ tục, dệt may tiết kiệm ngàn tỉ - ảnh 4

Doanh nghiệp dệt may thoát gánh nặng kiểm tra chuyên ngành gây tốn kém hàng ngàn tỉ đồng mỗi nămẢNH: DIỆP ĐỨC MINH

Theo ông Phạm Bình An, Giám đốc Trung tâm WTO tại TP.HCM, đây đích thực là một trong những cái “đinh” đặt dưới tấm thảm đầu tư, sản xuất dệt may đã được nhổ bỏ. DN dệt may đang gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay, việc dỡ bỏ bất cứ ràng buộc hay cản trở nào đối với ngành chính là hỗ trợ thiết thực, giúp DN giảm chi phí cả thời gian và tiền bạc. Trong khi đó, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, chuyên gia tư vấn dự án GIG – Cơ quan Phát triển Mỹ (USAID), nhận định việc bãi bỏ là sự đột phá mạnh mẽ của Bộ Công thương trong đợt cải cách thủ tục theo Nghị quyết 19 của Chính phủ. Theo đó, một trong những đích nhắm là giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30 – 35% hiện nay xuống còn 15% đến hết năm 2016.
Còn nhiều rào cản cần dỡ bỏ
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại – Công nghiệp VN (VCCI), đánh giá trong khi tình trạng chất lượng các quy định pháp luật chưa đáp ứng kỳ vọng của cộng đồng DN, thì Bộ Công thương đã có bước đi tiến bộ qua việc gỡ bỏ Thông tư 37, thể hiện cách tiếp cận rất mới trong xây dựng thể chế và quản lý nhà nước, cho thấy Bộ hướng đến lợi ích cộng đồng DN. Các DN cũng trông mong đây là bước đi đầu tiên, bởi Bộ đang cân nhắc bỏ hàng loạt quy định làm khó DN. “Lĩnh vực Bộ Công thương quản lý khá sâu rộng, nên mỗi bước đi tích cực là có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh”, ông Tuấn nói.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng “hoan nghênh bước đi mới của Bộ Công thương” và xem đây là chuyển biến theo hướng tích cực của Bộ sau khi có bộ trưởng mới. Tuy nhiên, ông chỉ ra còn nhiều việc phải làm, khi hàng loạt bộ ngành như KH-CN, GTVT, NN-PTNT… vẫn còn nhiều quy định kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu quá mức, gây trở ngại, tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. “Tôi hy vọng Bộ Công thương tích cực đi đầu, đồng hành gỡ khó cùng DN. Giảm bớt thủ tục là DN bớt khổ”, ông Doanh đặt vấn đề.
Ông Phạm Bình An cho rằng, mặc dù điều kiện kinh doanh là cần thiết trong việc quản lý và kiểm soát các DN hướng tới chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, môi trường hay vấn đề an ninh…, tuy nhiên hiệu quả quản lý phải được tính đến và trên hết phải lắng nghe ý kiến DN. Nếu điều kiện kinh doanh hay văn bản nào mà DN phàn nàn nhiều thì buộc phải xem xét kỹ. Nguyên tắc nhà nước phải tin cậy DN, tạo điều kiện tối đa cho tự do kinh doanh. “Không phải ngẫu nhiên Chính phủ yêu cầu rà soát và đảm bảo tính pháp lý của gần 7.000 điều kiện kinh doanh hiện nay trước ngày 1.7. Tất nhiên, thời hạn 1.7 đã qua và đã được gia hạn, nhưng nếu DN và bộ ngành “đấu” từng thông tư như hiện nay, chắc chắn tiến độ dỡ bỏ các rào cản kinh doanh không đảm bảo theo Nghị quyết 35 và mục tiêu 1 triệu DN hoạt động vào năm 2020 sẽ khó đạt được cả về số lượng lẫn chất lượng. Thủ tướng đã “thắp lửa” tinh thần Chính phủ kiến tạo, liêm chính, thì các bộ ngành hãy tích cực thực thi “Chính phủ phá bỏ rào cản” trong kinh doanh, tạo dựng một môi trường kinh doanh cạnh tranh, lành mạnh”, ông An nói.
Theo ông Phạm Thanh Bình, với Thông tư 23, Bộ Công thương đã vượt lên dẫn đầu các bộ khi giảm ngay lập tức 100% thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với ngành dệt may. “Đây là việc làm có trách nhiệm với Nghị quyết 19, đồng thời Bộ đã “ghi điểm” khi chứng tỏ có lắng nghe DN với tinh thần hết sức cầu thị”, ông Bình nhận xét.


 

Hồng Sương